Tại Hội thảo khoa học “Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu trong lĩnh vực hành chính công” do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức trong khuôn khổ Techfest DongNai 2023, các chuyên gia đã bàn luận nhiều vấn đề liên quan đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên lĩnh vực hành chính công, trong đó phân tích những cơ hội, trình bày thực trạng cũng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ứng dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho hoạt động cải cách hành chính.
Theo TS. Nguyễn Ngọc Trường Minh, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, sở dĩ trí tuệ nhân tạo có nhiều cơ hội trong lĩnh vực hành chính công bởi vì: trên linh vực hành chính công luôn cần xử lý khối lượng lớn dữ liệu; Giải quyết các vấn đề phức tạp trong khi trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong hiện đại hóa và hoàn thiện nền hành chính công, thông qua trí tuệ nhân tạo có thể trích xuất các thông tin phù hợp từ nguồn dữ liệu có sẵn, sử dụng chúng cho quá trình ra quyết định; Tuy nhiên, việc ứng dụng trí tuệ, theo TS. Nguyễn Ngọc Trường Minh, “Chúng ta cần mở dữ liệu (open up data) – luồng dữ liệu tự do (free-flow). Nhu cầu về tính minh bạch, khả năng giải trình, tính chính xác, công bằng và bảo mật khi sử dụng Trí tuệ nhân tạo. Thu thập và xử lý dữ liệu nhưng vẫn giải quyết được các vấn đề hành chính công. Những tiến bộ trong Trí tuệ nhân tạo: Học máy (machine learning), Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing), Người máy (robotics); Sự gia tăng lớn cả về số lượng (và chất lượng) dữ liệu có sẵn (trong hành chính công); Tăng sức mạnh, khả năng tính toán (computational power); Các thuật toán mới trong một số lĩnh vực của Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo giúp tự động hóa quy trình và hỗ trợ ra quyết định cho hành chính công: Chính phủ, Quy hoạch đô thị, Giao thông vận tải, Quản lý giao thông, Năng lượng, Nước và Chất thải, Quyền công dân, Quản lý bệnh viện và sức khỏe cộng đồng, An ninh và giám sát, Giáo dục và Khoa học, Quản lý di sản, văn hóa và du lịch.
Trí tuệ nhân tạo cũng cung cấp một tập hợp lớn các lĩnh vực: Máy học, Khoa học dữ liệu, Hệ thống hỗ trợ quyết định, Tối ưu hóa, Xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Mô phỏng, Lập kế hoạch thông minh, Tác nhân và hệ thống đa tác nhân, (Agents and Multi-Agent Systems) Internet vạn vật, Máy móc có khả năng nhận thức (Machine Perception), Người máy và Tự động hóa, Đám mây và Dữ liệu lớn, An ninh mạng, Điện toán bền vững (Sustainable Computing)
Theo đánh giá của các chuyên gia, trước đây, khi dữ liệu đáng tin cậy (reliable data) còn hạn chế và việc thu thập cũng như phân tích dữ liệu đòi hỏi thời gian và tiền bạc, việc ra quyết định dựa trên bằng chứng không dễ thực hiện. Do những tiến bộ của môi trường mới, nơi dữ liệu thời gian thực (real-time data) được tạo theo cấp số nhân thông qua, trong số những cách thức như phương tiện truyền thông xã hội, tìm kiếm trên web và Internet vạn vật, các tổ chức công hiện có thể thu thập dữ liệu với tốc độ vô song. Hơn nữa, các kỹ thuật phân tích dữ liệu mới cho phép khu vực công thu thập thông tin chuyên sâu từ dữ liệu để có thể đưa ra quyết định tốt hơn (better decisions). Qua đó nhận định, chắc chắn rằng những môi trường thay đổi này mang lại những cơ hội chưa từng có cho khu vực công. Nếu chúng ta không nắm bắt được những thay đổi như vậy, cách tiếp cận “như bình thường” trước đây, không có tiến bộ đáng kể, sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh. Trong những trường hợp này, khu vực công không phải là vấn đề lựa chọn nữa mà là bắt buộc phải nhúng phân tích dữ liệu sâu vào các hoạt động và quản lý của mình để đạt được các mục tiêu sứ mệnh của mình. Tính hữu ích của phân tích dữ liệu vượt xa việc đưa ra quyết định sáng suốt hơn. Khu vực công phải đối mặt với những thách thức khó khăn phát sinh từ kỳ vọng của những người muốn tìm cơ hội mới dựa trên dữ liệu.
TS. Nguyễn Ngọc Trường Minh, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tham gia hội thảo
Theo báo cáo thực trạng chuyển đổi số của các đơn vị. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đã phát triển tích cực, đáp ứng các yêu cầu về lãnh đạo, chỉ đạo, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Đại phương dã triển khai hệ thống phần mềm quản lý văn bản (VNPT – iOffice), điều hành và trao đổi văn bản điện tử theo mô hình liên thông 4 cấp do tỉnh triển khai (Trung ương – tỉnh – huyện – xã). Trang thông tin điện tử cơ bản đáp ứng được các yêu cầu về cung cấp thông tin, xây dựng chuyên mục công tác cải cách hành chính và triển khai các thông tin thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của từng cấp, từng đơn vị. Có xây dựng và triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số rộng khắp trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, theo báo cáo thì nguồn nhân lực CNTT vẫn còn bị hạn chế (cả về số lượng và kỹ năng)
Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) thành phố Biên Hòa đã được triển khai thực hiện từ năm 2020. Trung tâm được triển khai trong lộ trình từ năm 2020 đến năm 2025 và chia thành 3 giai đoạn (2020-2021, 2022-2023, 2024-2025). Kết thúc giai đoạn 1, Trung tâm sử dụng hệ thống phần mềm lõi vận hành, chuẩn hóa và tích hơp dữ liệu cơ bản cho 09 phân hệ. Giai đoạn 2, Trung tâm cơ bản đã hoàn thành việc triển khai thí điểm, đưa vào vận hành với các nội dung như: hoàn thành phương án và tiến độ thực hiện di dời Trung tâm về vị trí mới, việc bố trí phòng đặt Trung tâm điều hành và đầu tư, thiết lập 02 đường truyền dẫn cáp quang tốc độ cao.
Các chuyên gia cũng đã đề xuất một số biên pháp nhằm triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo như: Nhờ những tiến bộ công nghệ như thị giác máy tính, phát hiện đối tượng, theo dõi máy bay không người lái và hệ thống giao thông dựa trên camera, ứng dụng Al trong chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh; Giám sát cơ sở hạ tầng quy mô lớn…
Tuy vậy, để triển khai ứng dụng hiệu quả, các Đồng Nai nói riêng và các địa phương nói chung cần từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực có trình độ và đẩy mạnh tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân cùng tham gia sử dụng nền tảng công nghệ cho các dịch vụ một cách hiệu quả.
T.Quế