Sản phẩm của một doanh nghiệp địa phương
Với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là cơ sở công nghiệp ở vùng nông thôn, ngoài sự nỗ lực của từng doanh nghiệp thì nguồn vốn chính sách hỗ trợ từ Nhà nước có vai trò thúc đẩy, tạo động lực để doanh nghiệp đầu tư, ứng dụng máy móc công nghệ vào sản xuất.
Theo số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai, tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn Đồng Nai có hơn 9,8 ngàn doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp ở vùng nông thôn. Trong đó, phần lớn doanh nghiệp còn ở quy mô sản xuất gia đình, cơ sở sản xuất nhỏ, việc chấp hành quy định về đầu tư kinh doanh còn nhiều hạn chế khiến cho việc thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước gặp khó khăn.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động khuyến công trong thời gian tới, với vai trò cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến công, Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, sẽ huy động trên 70 tỷ đồng thực hiện chương trình khuyến công, trọng tâm là hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ sản xuất. Dự kiến, nguồn kinh phí khuyến công sẽ hỗ trợ 47 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến.
Theo Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp, để thực hiện có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ này, đơn vị sẽ tổ chức khảo sát năng lực công nghệ của doanh nghiệp , cơ sở thuộc nhóm ngành ưu tiên và tư vấn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trước khi xây dựng đề án tại từng doanh nghiệp . Việc này nhằm khuyến khích đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sản xuất và tham gia các kênh thông tin nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm
Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Ngoài việc hỗ trợ Theo số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai, tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn Đồng Nai có hơn 9,8 ngàn doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp ở vùng nông thôn. Trong đó, phần lớn doanh nghiệp còn ở quy mô sản xuất gia đình, cơ sở sản xuất nhỏ, việc chấp hành quy định về đầu tư kinh doanh còn nhiều hạn chế khiến cho việc thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước gặp khó khăn.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả các hoạt động khuyến công trong thời gian tới, với vai trò cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khuyến công, Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, sẽ huy động trên 70 tỷ đồng thực hiện chương trình khuyến công, trọng tâm là hỗ trợ, thúc đẩy các DN nhỏ và vừa đổi mới công nghệ sản xuất. Dự kiến, nguồn kinh phí khuyến công sẽ hỗ trợ 47 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến.
Theo Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp, để thực hiện có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ này, đơn vị sẽ tổ chức khảo sát năng lực công nghệ của doanh nghiệp , cơ sở thuộc nhóm ngành ưu tiên và tư vấn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trước khi xây dựng đề án tại từng doanh nghiệp . Việc này nhằm khuyến khích đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Khuyến khích các doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất
Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết thực hiện chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp một phần kinh phí đổi mới máy móc, công nghệ, một nhiệm vụ quan trọng của khuyến công địa phương là đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, điều hành sản xuất của chủ doanh nghiệp cũng như đào tạo người lao động tại mỗi doanh nghiệp có thể nắm bắt được các kỹ thuật mới, phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch được thống nhất.
một phần kinh phí đổi mới máy móc, công nghệ, một nhiệm vụ quan trọng của khuyến công địa phương là đào tạo, nâng cao năng lực quản lý, điều hành sản xuất của chủ doanh nghiệp cũng như đào tạo người lao động tại mỗi doanh nghiệp có thể nắm bắt được các kỹ thuật mới, phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch được thống nhất.
Những năm qua, Đồng Nai đã chi hàng chục tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động khuyến công, thúc đẩy doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiệu quả nổi bật của chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 chính là hoạt động hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đây là một trong những nội dung hoạt động khuyến công chủ yếu và phù hợp với nhu cầu của các địa phương, doanh nghiệp .
Việc hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm tự động hóa sản xuất thay thế lao động thủ công, giảm độc hại cho người lao động, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Với tổng kinh phí thực hiện các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh là 54,7 tỷ đồng, 5 năm qua, toàn tỉnh đã có 36 cơ sở công nghiệp được thụ hưởng ưu đãi từ nguồn kinh phí này.
Thời gian đầu mới hoạt động, Công ty TNHH MTV Liên Khanh (đóng chân trên địa bàn TP.Long Khánh) chủ yếu mua lại nguyên liệu gỗ về cưa xẻ, lấy phôi. Máy móc ban đầu chỉ có 2 máy cưa, phôi gỗ công ty phải đem đi sấy gia công bên ngoài nên bị động về tiến độ sản xuất, số lượng sản phẩm. Nay công ty trang bị đến 12 máy cưa và đầu tư hệ thống sấy phôi gỗ công nghệ tiên tiến, công suất lớn giúp công ty luôn kiểm soát được chất lượng sản phẩm, đáp ứng được số lượng theo yêu cầu của khách hàng.
Theo Giám đốc Công ty TNHH MTV Liên Khanh Nguyễn Công Thụy, trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty đã nhận được sự đồng hành của cơ quan khuyến công địa phương, tạo động lực để thúc đẩy gia tăng năng lực sản xuất. Năm 2020, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công thương) phối hợp Phòng Kinh tế TP.Long Khánh hướng dẫn công ty thực hiện hồ sơ và lập đề án khuyến công địa phương về hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất chế biến gỗ với tổng kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 450 triệu đồng.
Tương tự, từ sự nỗ lực của doanh nghiệp và một phần hỗ trợ của nguồn vốn khuyến công thúc đẩy đổi mới máy móc mà một số thương hiệu doanh nghiệp của Đồng Nai như: Găng tay cao su Nam Long, Bảo hộ lao động An Phú Thịnh, nệm Thế Linh… đã dần bước vào hàng ngũ doanh nghiệp vừa với doanh thu hàng trăm tỷ đồng/năm.
Diệu Linh