Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từng bước làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số tỉnh Đồng Nai nhanh, bền vững, phục vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch phát triển doanh nghiệp (DN) công nghệ số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030.
- Nâng cao chỉ số chuyển đổi số DTI
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.142 doanh nghiệp công nghệ số. Tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số/dân số của tỉnh hiện nay đang ở mức rất thấp (0,359). Bên cạnh đó, theo kết quả đánh giá chỉ số chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2020 thì DTI tỉnh Đồng Nai xếp hạng 20/63 tỉnh, thành cả nước. Trong đó, kinh tế số xếp hạng 29 – giá trị kinh tế số ở dưới mức trung bình. Do đó, để nâng cao chỉ số DTI trên địa bàn tỉnh, tập trung từng bước phát triển 4 loại doanh nghiệp công nghệ số tại Đồng Nai; Bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin phải đồng bộ với các nhiệm vụ đã được phê duyệt tại chương trình, kế hoạch, đề án, dự án phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của tỉnh đã ban hàn; ây mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, ưu tiên những nhà đầu tư chiến lược, trọng điểm, tập trung đầu tư phát triển, đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông phù hợp với xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đồng thời phải găn với nhiệm Vụ xây dựng chính quyền số, chuyền đổi số và phát triển đô thị thông mỉnh của tỉnh,
Kế hoạch nhằm thúc đẩy việc hình thành và phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh, Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp công nghệ số ứng dụng thành quả của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, kinh doanh; thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số được hưởng các chính sách ưu đãi của pháp luật; củng cố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, năng lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công nghệ số trong tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực; Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới chuyên gia, các nhà tư vấn, các nền tảng số đề thúc đẩy chuyển đổi số.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025 sẽ định hướng, hỗ trợ các doanh nghiệp gia công, lắp ráp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử – viễn thông trên địa bàn tỉnh chuyển dịch sản xuất, kinh doanh từ bị động về công nghệ số sang chủ động nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm công nghệ số…
Phấn đấu giai đoạn 2022-2025 có ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới, 10 doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ số trong tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực. Các sản phẩm phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin của doanh nghiệp trong tỉnh đáp ứng tốt yêu cầu cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh phục vụ hiệu quả các cơ quan, tổ chức và người dân; Giai đoạn 2026-2030 trên địa bàn tỉnh có tối thiểu 08 doanh nghiệp công nghệ số thành lập mới và phấn đấu có trên 350 doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ số trong tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực, trong đó có các doanh nghiệp “Make in Vietnam” làm ra các sản phẩm công nghệ lõi, chủ lực trong chuyển đổi số, đô thị thông minh; Có ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đáp ứng yêu cầu hỗ trợ xây dựng đô thị thông minh, chính quyên số, phát triển kinh tê số, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội và thực hiện chuyền đổi số của tỉnh; Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp đăng ký mới trong lĩnh vực công nghệ cung cấp các giải pháp công nghệ sô phục vụ phát triển kinh tế – xã hội đảm bảo đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn, đưa công nghệ số vào mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế – xã hội.
Doanh nghiệp ứng dụng máy móc tự động trong nhiều khâu sản xuất
Tạo môi trường thuận để hình thành và phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Kế hoạch cũng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; xây dựng, hoàn thiện và triển khai đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách phát triển công nghệ số tại địa phương; phát triển doanh nghiệp công nghệ số; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số…
Theo kế hoạch, các doanh nghiệp trong tỉnh căn cứ vào nguồn lực thực tế chủ động thực hiện, triển khai nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm công nghệ số trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là các dòng sản phẩm về y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch, môi trường…Tăng cường đặt hàng nghiên cứu đối với các trường Đại học, cao đăng, cơ sở nghiên cứu để tạo ra các giải pháp công nghệ số. Các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chủ động sử dụng giải pháp nền tảng công nghệ số Việt Nam, cung cấp giải pháp công nghệ số phục vụ phục vụ các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội. Ngoài ra, các ngành chức năng liên quan phối hợp triển khai kế hoạch đạt hiệu quả. Trong đó, theo kế hoạch, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh nhằm tạo môi trường thuận lợi đề thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ số, mô hình kinh doanh mới. Đây mạnh hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sô.Tập trung định hướng ưu tiên đối với doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ số; các dự án chuyển đổi số trong doanh nghiệp; chuyên đổi số trong các mô hình nông nghiệp.
Ngọc Vy