Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động các cơ quan hành chính

Tỉnh Đồng Nai đang có nhiều nỗ lực trong công tác cải cách hành chính, đặc biệt là đưa công nghệ thông tin vào ứng dụng trong hoạt động cơ quan hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý điều hành và công tác chuyên môn trong từng lĩnh vực.

Phần mềm quản lý văn bản đã được triển khai và thực hiện trên địa bàn thành phố, đến nay có 100% các cơ quan, đơn vị, UBND phường, xã sử dụng

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 01/3/2023 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai năm 2023. Tuy nhiên, hiện tại Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương thực hiện rà soát để điều chỉnh các nội dung, danh mục, nhiệm vụ dự án chuyển đổi số tại Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 01/3/2023 của UBND tỉnh để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả triển khai và phù hợp, đồng bộ theo các định hướng chung của Chính phủ, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (Tờ trình số 1231/TTr-STTTT ngày 24/5/2023).

UBND tỉnh đã ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh Đồng Nai tại Quyết định số 901/QĐ-UBND ngày 13/4/2022. Thực hiện quản lý Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu (LGSP) tỉnh theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của Bộ TT&TT, kết nối với Trục liên thông Quốc gia (NGSP). Triển khai Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh Đồng Nai kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Trung tâm giám sát và điều hành thông minh tỉnh (IOC) Đồng Nai (cấp huyện: thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh);

CNTT được ứng dụng trong công tác quản lý điều hành

 Phần mềm quản lý văn bản đã được triển khai và thực hiện trên địa bàn thành phố, đến nay có 100% các cơ quan, đơn vị, UBND phường, xã sử dụng. Hoàn thành kết nối, liên thông và trao đổi văn bản điện tử giữa Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của tỉnh, hệ thống quản lý văn bản của tỉnh với hệ thống quản lý văn bản của Văn phòng Chính phủ; kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin Một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Đồng Nai với Cổng Dịch vụ công Quốc gia.  Hệ thống phòng họp trực tuyến đã được triển khai tại một số huyện, thành phố trong tỉnh. Đồng Nai cũng có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, theo đó theo kế hoạch tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, định rõ việc của cơ quan hành chính nhà nước; phân định rõ mô hình tổ chức chính quyền nông thôn, đô thị; tăng cường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và sắp xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo quy định. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước; tăng cường rà soát, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đến năm 2025, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước. Hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính theo tiêu chuẩn quy định.

Các địa phương quan tâm đến công tác ứng dụng công nghệ trong quản lý điều hành

Giảm tối thiểu bình quân 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021. Múc độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 90%; trong đó, mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 85%.

Đến năm 2030, triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo lộ trình được phê duyệt mô hình tổ chức hệ thống hành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của tỉnh. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn giảm số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện tương ứng với sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức Chính phủ, giảm mạnh đầu mối các tổ chức trung gian. Tiếp tục giảm bình quan 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.

Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 95%; trong đó, mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 90%.

Thảo Quế