Thế giới đã trở thành một nơi cơ bản khác với thời điểm đầu năm nay. Hồi tháng Giêng, COVID-19 vẫn còn cho chúng ta cảm giác là một vấn đề xa vời, một thứ mà người ta đọc tin tức về nó mà chẳng mảy may nghĩ sẽ phải đối mặt trực tiếp.
Với tình hình hiện tại, các nhà sáng lập doanh nghiệp buộc phải đặt câu hỏi về tất cả các giả định về doanh nghiệp của mình và phải đoán chừng rằng các nhà đầu tiềm đáng tin cậy của công ty mình sẽ nao núng trong giai đoạn cam go này.
Rất nhiều các công ty ở Đông Nam Á có thời gian thanh khoản dưới 3 tháng đã tăng mạnh trong vài tuần qua. Thậm chí những doanh nghiệp có khả năng trụ được dài hơn cũng gặp khó trong việc chuẩn bị cho một tương lai bất định đang dần dần xuất hiện trong tâm trí.
Vì khả năng thanh khoản từ một thập niên chưa có tiền lệ của tăng trưởng kinh tế đã cạn kiệt, tiền mặt một lần nữa lại là vua. Các nhà đầu tư đang thận trọng hơn nhiều về cách thức đầu tư, tập trung vào phần cốt lõi của doanh nghiệp để xác định cách phân bổ đồng tiền của mình.
Các startup có thể làm được gì?
Khi cạnh tranh về vốn tăng mạnh trong thời kỳ khủng hoảng, các nhà sáng lập phải làm 3 thứ: xem xét trung thực và khách quan về thứ gì có thể tạo chiến hào bảo vệ cho doanh nghiệp của mình; cũng cố cơ cấu chi phí để tiết kiệm tiền và tiếp tục duy trì niềm tin của nhà đầu tư.
Chỉ khi cả 3 vấn đề này được giải quyết thì các công ty mới có một vị trí mạnh mẽ hơn nhiều để nghĩ về việc gọi vốn.
Bất kỳ lúc nào có khủng hoảng, các nhà đầu tư luôn nhấn mạnh về “khả năng phòng vệ” của công ty. Nhưng đừng nhầm lẫn: trong khi khái niệm về khả năng phòng vệ trong một nền kinh tế mới chắc chắn sẽ khác với trước đó thì nguyên lý đằng sau vẫn không đổi. Liệu khách hàng có muốn một sản phẩm nào đó trong trường hợp kinh tế tăng trưởng hay xuống dốc? Nếu câu trả lời là có thì doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đó sẽ có một chiến hào bảo vệ.
Củng cố cơ cấu chi tiêu có lẽ là một bước đơn, quan trọng nhất cần thực hiện khi có ít tư bản trên thị trường. Để giảm nhu cầu huy động vốn và kéo dài thời gian thanh khoản, các công ty nên hoạt động với tầm nhìn rằng điều gì diễn ra nếu họ không thể tìm nguồn vốn mới nếu học gặp khó khăn trong việc thu tiền và liệu họ có bị giới hạn hoặc không được tiếp cận với tín dụng trong khung thời gian 12 đến 24 tháng hay không.
Một điểm nữa cần lưu ý là phần lớn chi phí vận hành của nhiều startup thường là dẫn đầu là chi phí quản lý. Trong thời gian này, các chủ doanh nghiệp phải xem xét giảm đầu người cùng với các chiến thuật khác như cắt giảm tiền thưởng, sắp xếp vị trí mới và giảm ngày làm. Khả năng đưa ra quyết định này là thứ tạo sự khác biệt giữa người lãnh đạo giỏi với các quản lý doanh nghiệp.
Phản ứng dễ đoán của một số nhà sáng lập đối với việc gọi vốn trong hoàn cảnh hiện tại có lẽ là một trong những điều tồi tệ nhất mà họ có thể làm. Phát triển các mối quan hệ nhà đầu tư mới ngay trước khi bạn yêu cầu vốn chưa bao giờ là một ý hay. Với các vòng gọi vốn thực tế đòi hỏi nhiều tháng để tiến hành, bất kỳ khoản tiền nào gọi được trong khoảng thời gian ngắn cũng có khả năng quá ít hoặc quá trễ. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rằng mối quan hệ với nhà đầu tư là một nỗ lực liên tục, không phải là sự tập dượt một lần trong một nỗ lực nhằm thu được cam kết tài chính của nhà đầu tư.
Duy trì mối quan hệ với các nhà đầu tư hiện hữu
Sự minh bạch thận trọng là chìa khóa trong duy trì mối quan hệ của niềm tin và và sức thuyết phục giữa nhà sáng lập và nhà đầu tư. Nó cũng giúp cả 2 bên chuẩn bị cho những cuộc đối thoại gay cấn xoay quanh việc thương lượng lại các điều khoản hoặc gia hạn quỹ đầu tư – các kịch bản mà một chủ doanh nghiệp phải chủ động xem xét trong giai đoạn này. Các mối quan hệ là một quy trình 2 chiều và hiểu về điểm mạnh của nhà đầu tư có thể giúp chủ doanh nghiệp khích lệ họ hỗ trợ doanh nghiệp mình đi xa hơn nữa.
Đối với bất kỳ một CEO nào, điều quan trọng là cần thiết lập một hệ thống giao tiếp sẵn với những cổ đông quan trọng – cập nhật hàng tháng ở mức tối thiểu với các cuộc họp được lên kế hoạch thường xuyên hơn với các nhà đầu tư thân cận. Các nhà đầu tư cũng kên duy trì cập nhật về tình hoạt động và sức khỏe tài chính công ty và cách các nhà lãnh đạo dự tính để giải quyết vấn đề.
Có rất nhiều công ty rốt cuộc phải chấp nhận một vòng gọi vốn thấp hoặc thất vọng trong thời gian này nên dễ hiểu điều đó là khó khăn. Rốt cuộc, đánh giá về công ty là một phép đó về việc thị trường sẽ chi trả gì cho một doanh nghiệp tại một thời điểm và theo thiết kết thí đánh giá đó không bất biến, chúng giao động tùy vào ác yếu tố ngoại sinh. Sự thật của vấn đề là duy trì tính khả thi của công ty trong thời kỳ quy thoái và trong dài hạn quan trọng hơn đánh giá hiện tại.
Nếu một startup có thể gọi một vòng vốn thậm chí khi tư bản trở nên khan khiếm thì nhà sáng lập phải có tư duy mở và huy động từ các nhà đầu tư họ đã xây dựng mối quan hệ. Trong bối cảnh hiện nay, những người hưởng lợi lớn nhất từ sự hỗ trợ của nhà đầu từ là những người biết chứng minh giá trị của họ. Không có lối đi tắt chóng vánh vì tất cả những thứ đã được xây dựng sẽ duy trì lâu dài.
Sau khi chứng kiến ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, vỡ bong bóng dotcom, dịch SARS và vố số các vụ bán tháo thị trường khác, vẫn có một bài học lớn cho bất kỳ công ty nào muốn dùng để đúc rút: kiểm soát cân đối tài chính và gần gũi với các nhà đầu tư.
LH (TechinAsia)