Đẩy mạnh kết nối đầu tư phát triển du lịch

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, ngành du lịch đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhằm phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, vừa qua tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, triển khai nhiều nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển du lịch.

Làng điêu khắc đá bửu long cũng là một điểm đến tham quan của du khách

Sự tác động mạnh mẽ của đại dịch Covid đã khiến cho doanh nghiệp du lịch lao đao, đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho sự đổi mới sáng tạo của các nhà khởi nghiệp du lịch để khẳng định mình trên thương trường và từng bước thành công. Với thời đại công nghệ phát triển như ngày nay thì các giải pháp chuyển đổi số cũng cần các doanh nghiệp khởi nghiệp du lịch hướng tới, đặc biệt chú trọng đến xây dựng sản phẩm du lịch thông minh để khơi nguồn cảm hứng du lịch cho du khách. Sau Covid, ngành du lịch phải giải quyết nhiều vấn đề lớn hơn về thị trường, doanh nghiệp khó khăn hàng loạt, điều này đòi hỏi những định hướng mới như du lịch bền vững, du lịch an toàn, du lịch thông minh, du lịch bản địa với những mô hình mới, được thúc đẩy mạnh mẽ dựa trên chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Tại chương trình tọa đàm “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong phát triển du lịch” các chuyên gia trên lĩnh vực du lịch đến từ các đơn vị viện, trường về vai trò, hiệu quả của công tác khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các sáng kiến, kinh nghiệm đã và đang được thực hiện sáng tạo tại một số doanh nghiệp sẽ giúp cho các cá nhân, doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp khởi nghiệp, qua đó giúp cho Đồng Nai có thêm nhiều ý tưởng mô hình kinh doanh mới và độc đáo hơn, khai thác lợi thế của địa phương cũng như lợi thế về công nghệ trong hoạt động, tạo thêm tinh thần động lực cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn tỉnh ngày càng mạnh mẽ, ngày càng có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh.

Tận dụng ưu thế của địa phương để phối hợp phát triển du lịch

Xu hướng du lịch Thế giới và du lịch Việt Nam; định hướng phát triển sản phẩm du lịch; xu hướng công tác tuyển dụng nguồn nhân lực hiện nay; một vài cơ chế, phương thức quản lý du lịch.

Theo Th.S Phan Bửu Toàn – Phó Hiệu trưởng, Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn, xu hướng du lịch bây giờ khác xa so với trước đây. Du lịch trở thành nhu cầu thiết yếu hàng ngày, đi du lịch bộc phát, không cần suy nghĩ, đắn đo, chuẩn bị lâu dài. Do vậy, lượng khách du lịch hiện nay rất đông, gia tăng ngày càng cao. Trước đây du lịch chủ yếu phụ thuộc lữ hành, còn bây giờ du lịch bây giờ nhờ công nghệ để bán trực tiếp cho khách hàng. Còn người làm  du lịch, cũng nhờ công nghệ để có thể kiếm được khách hàng ở khắp nơi trên thế giới.

Xu hướng hiện nay, họ cũng sẽ trải nghiệm du lịch số trước, sau đó mới trải nghiệm trực tiếp. Khách hàng trước khi đi du lịch sẽ tham khảo mọi thông tin điểm đến thông qua công nghệ, do vậy, để tạo sự bất ngờ, hứng khởi cho khách du lịch thì giá trị ở sự vô hình rất quan trọng: khách du lịch chỉ cảm được thôi, không sờ thấy hay nhìn ngắm dc.

Hiện nay, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch cũng thay đổi do nhờ công nghệ khách hàng có thể tham khảo giá cả trước đó: tiền xe, tiền phòng, tiền ăn. Do vậy, cơ cấu chi tiêu cũng chuyển dịch sang phần chi tiêu dịch vụ khác thay vì tiền vé, ở điểm đến có gì để bán. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, du lịch chủ yếu vẫn là thu chặn cổng. Còn nhiều nước trên thế giới, lợi nhuận không nằm ở vé cổng mà chủ yếu ở việc bán hàng, trải nghiệm dịch vụ đa dạng…

Xu hướng hiện nay, họ cũng sẽ trải nghiệm du lịch số trước, sau đó mới trải nghiệm trực tiếp

Để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp bền vững với du lịch, các chuyên gia tham gia hội thảo cũng cho rằng, hiện nay không phải riêng Đồng Nai mà nhiều nơi cũng gặp khó khăn. Các địa phương trong đó có Đồng Nai cũng đang tích cực có những giải pháp khác nhau để giải quyết, nhất việc xây dựng cơ chế tạm nào đó để giúp cho doanh nghiệp.Tuy nhiên, trong quản lý nhà nước, nếu để cho phát triển quá mức, thiếu kiểm soát sẽ để lại nhiều hệ lụy, đặc biệt là trả giá về môi trường rất cao. Doanh nghiệp làm du lịch muốn phát triển bền vững trước hết phải làm đúng quy định. Trong đó, các địa phương phải kịp thời nắm bắt những phát sinh, khó khăn của doanh nghiệp, cơ sở làm du lịch từ đó hỗ trợ, hướng dẫn họ làm đúng từ đầu, nếu có sai thì cũng có cơ hội chỉnh sửa ngay. Nếu như nông nghiệp có khuyến nông, thì trên lĩnh vực du lịch cũng cần có “khuyến du” để thúc đẩy sự phát triển của du lịch một cách mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa.

T.Quế