Cuối năm ngoái khi virus corona chủng mới vẫn còn là một đốm sáng nhỏ trên màn hình rađa, tác giả đã đăng một loạt các dự đoán cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2020 với một dự báo khá gở nằm đầu danh sách: “Châu Á – Thái Bình Dương có thể bị tác động bởi một vụ rò rỉ dữ liệu quy mô toàn cầu cực lớn đầu tiên của mình, có khả năng đến từ một kỳ lân hoặc đại kỳ lân. Nó lớn không thể che đậy đến mức các công ty cuối cùng sẽ phải thực hiện nghiêm túc việc bảo mật và quyền riêng tư. Các chính phủ cũng sẽ hành động”.
Mặc dù rò rỉ dữ liệu vẫn đang là một vấn đề phiền toái nhưng có lẽ tác giả đang đề cập đến đại dịch toàn cầu: nó cực lớn về quy mô, không thể ngó lơ và các chính phủ đang hành động để giải quyết nó.
Chúng ta đang phải đối mặt với thứ được xem là một trong những đợt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử, gây ra sự bất định đáng kể đối với mạng sống và kế sinh nhai của người dân.
Với những người trong lĩnh vực marketing, chúng ta đang đi vào thời kỳ “Đại tái thiết”. Với biểu đồ doanh số gần như đi theo một đường thẳng và cổ phiếu biến động không ngừng, các công ty đang mở các phòng chỉ huy với một đề tài duy nhất trên tấm bảng trắng: Tiết kiệm tiền. Thực tế, không có gì bất thường đối với các nhà tiếp thị khi họ có thẩm quyền tối thiểu trong bối cảnh này. Tác giả đánh cược rằng họ gần như không được mời vào phòng chỉ huy ngay từ đầu.
Tuy nhiên, các nhà tiếp thị có ưu thế bản năng giải quyết vấn đề chỉ khi họ được tiêu ngân sách. Cần có sự cân chỉnh lại các kế hoạch tiếp thị thường niên nhưng cũng cần xây dựng một chiến lược mới. Tác giả tin rằng từ đó trở đi, giải pháp nằm ở lãnh địa di động.
Ít tập trung ơn vào phương tiện truyền thông truyền thống
Các chính phủ lớn của châu Á đã ráo riết nâng cấp kết cấu hạ tầng của mình qua từng năm và khi các nước hiện đang trong thời kỳ phong tỏa, người dân dành phần lớn thời gian của mình trên các thiết bị số.
Dữ liệu từ Statista dự đoán rằng đến năm 2021, mức sử dụng các nền tảng số của Trung Quốc sẽ vượt xa tiêu nội dung phương tiện truyền thông truyền thống với mức sử dụng trung bình hằng ngày tương ứng là 4,5 giờ so với 2,6 giờ.
Không có gì ngạc nhiên, trong thời đại COVID-19, hành vi sử dụng này trở thành tấm gương phản chiếu rõ dàng xu hướng xoay quanh chi chiêu cho marketing. Ngân sách bị cắt giảm mạnh với các chiến dịch quảng cáo truyền thống và doanh nghiệp quảng cáo được dự đoán sẽ chịu gánh nặng.
Hiện giờ, chẳng cần một cuộc thảo luận xoay quanh điều này vì thực tế tất các bài báo và nghiên cứu đều chỉ ra một tương lai chắc như đinh đóng cột: Truyền thông truyền thống vẫn sẽ tồn tại nhưng trong một thế giới hậu đại dịch, nó chỉ chiếm một phần ngân sách riêng khiêm tốn.
Cẩn thận về cắt giảm ngân sách “thỏa mãn tức thời”
Tuy nhiên, các công ty nên nên chọn cách dễ dàng và đơn giản cắt giảm ngân sách marketing vì đây có khả năng chỉ là một giải pháp ngắn hạn.
Đừng nhầm lẫn về nó: Một cuộc suy thoái đang lớn dần lên và người tiêu dùng đang không sẵn lòng trút hầu bao mạnh tay hơn khả năng. Nhưng điều này không làm các nhà marketing nhụt chí.
Nay hơn bao giờ hết, họ cần đẩy mạnh hoặc chí ít phải duy trì được áp lực tiếp thị của mình. Trong một khu vực di động là trên hết này, dù còn nhiều thách thức không lường trước được, cơ hội tăng trưởng vẫn luôn tồn tại đâu đó.
LH (TechinAsia)