Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2022. Theo đó, Ban hành kèm theo Quyết định Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2022.
Phổ cập an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho toàn bộ các đơn vị
Theo kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2022 sẽ tập trung vào các nhiệm vụ chính là: Phổ cập an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho toàn bộ các đơn vị thuộc Bộ; Phát triển Hệ thống thông tin báo cáo; Tăng cường nguồn lực chi cho nghiên cứu khoa học phục vụ tiến trình chuyển đổi số; Phát triển CSDL cán bộ, công chức, viên chức; Điều phối phát triển, kết nối, chia sẻ dữ liệu; Điều phối phát triển, sử dụng các nền tảng số; Xây dựng và ban hành Kế hoạch tổng thể giai đoạn 05 năm và Kế hoạch hành động hằng năm về chuyển đổi số; Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về việc tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả khi ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước; Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số để thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn tại Văn bản số 489/BTTTTTHH ngày 17/02/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông; Xây dựng Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số thuộc ngành, lĩnh vực và địa bàn; Triển khai hoặc thí điểm triển khai Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp cấp Bộ nhằm lưu trữ tập trung, tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu về phát triển kinh tế – xã hội từ các nguồn khác nhau, từ đó tạo ra thông tin mới, dịch vụ dữ liệu mới phục vụ Chính phủ số, hướng tới việc hình thành kho dữ liệu dùng chung cấp Bộ; Thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, chú trọng rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi quản lý của Bộ KH&CN để trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách giảm thời gian, phí, lệ phí khi thực hiện TTHC; Thực hiện kết nối Cổng Thông tin điện tử, Cổng Dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống một cửa điện tử của Bộ với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số để đánh giá, đo lường, công bố trực tuyến, mức độ, chất lượng cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến; Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực KH&CN để đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh trong quá trình chuyển đổi số, khuyến khích đổi mới sáng tạo; Hoàn thiện, cập nhật và vận hành hiệu quả các CSDL quốc gia về KH&CN, CSDL chuyên ngành KH&CN phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp phát triển; Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL quốc gia về dân cư với CSDL quốc gia về KH&CN, CSDL chuyên ngành; Xây dựng và triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mang đặc thù Việt Nam, tạo lợi thế cạnh tranh, tạo nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia lồng ghép trong các Chương trình quốc gia hiện hành; Lựa chọn ưu tiên, đẩy mạnh phong trào nghiên cứu một số công nghệ cốt lõi mà Việt Nam có lợi thế, có thể đi tắt đón đầu cũng như có khả năng tạo bứt phá mạnh mẽ như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) và dữ liệu lớn (Big Data) tạo điều kiện ứng dụng các công nghệ số tiên tiến trong triển khai Chính phủ số. Thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, phát triển các ứng dụng công nghệ mới cho Chính phủ số;
Phổ biến kiến thức về chuyển đổi số trên các lĩnh vực
Nghiên cứu, xây dựng các khu thử nghiệm dành cho doanh nghiệp theo mô hìnhtiên tiến của thế giới để tiên phong thử nghiệm công nghệ mới nhất, mô hình mới nhất trên thế giới; Triển khai theo kế hoạch hằng năm sử dụng hoặc dịch chuyển lên nền tảng điện toán đám mây, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc bảo đảm trung tâm dữ liệu và nền tảng, dịch vụ điện toán đám mây phục vụ Chính phủ số tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; ưu tiên hình thức thuê dịch vụ chuyên nghiệp; Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Bộ phận một cửa cấp bộ, từ ngày 01 tháng 6 năm 2022; Ứng dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thực hiện TTHC, chỉ đạo điều hành và xử lý công việc trên môi trường mạng. Tăng cường sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong việc ký số, xác thực dữ liệu số hóa; xác thực đăng nhập trong các hệ thống thông tin của Bộ.
Ngọc Vy