Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam xếp hạng 59/100 quốc gia. Hệ sinh thái TP. HCM tăng 46 bậc, xếp vị trí 179, Hà Nội tăng 5 bậc lên vị trí 191…
Phát biểu tại lễ khai mạc “Festival Khởi nghiệp 2022” ngày 19/01/2022, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh sự cần thiết phải có cơ chế mới cho các mô hình khởi nghiệp mới, mở đường cho sáng kiến công nghệ mới, đồng thời tạo điều kiện cho các startup sáng tạo, sử dụng trí tuệ từ bên ngoài cho đổi mới…
Năm qua, chúng ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, nhưng điểm sáng nổi lên đó là sức sống của doanh nghiệp Việt Nam cũng như tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của người dân Việt Nam. Ngọn lửa khởi nghiệp vẫn “rực sáng” trong COVID-19. Người đứng đầu VCCI cho biết, trong năm 2021, nền kinh tế đón nhận 116.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 43.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên đến gần 160.000 doanh nghiệp. “Khó khăn như vậy, nhưng bình quân mỗi tháng trong năm 2021 đã có 13.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, trong đó, khoảng 10.000 doanh nghiệp thành lập mới. Điều này cho thấy nỗ lực tái cấu trúc và thích ứng của khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế cũng như tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của người dân, doanh nghiệp Việt Nam vô cùng mạnh mẽ”, ông Công nhận định. Đại diện VCCI thông tin, năm 2021 Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam xếp hạng 59/100 quốc gia. Hệ sinh thái TP. HCM tăng 46 bậc, xếp vị trí 179, Hà Nội tăng 5 bậc lên vị trí 191. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá xếp thứ 3 trong nhóm 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Singapore. “Điều này thêm một lần nữa khẳng định, Chính phủ Việt Nam nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các startup sáng tạo”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh. VCCI tự hào tiên phong trong hành trình thắp lửa khởi nghiệp ở Việt Nam. Hàng vạn thanh niên đã tham gia và hàng nghìn dự án khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo cũng như hàng nghìn nhà khởi nghiệp đã trưởng thành từ “chiếc nôi” này. Bổ sung thêm, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, Nghị quyết 09 ngày 09/12/2011 của Bộ Chính trị đã đề ra nhiệm vụ xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo doanh nhân và chương trình đào tạo về khởi tạo doanh nghiệp.
Nghị quyết số 52 của Bộ Chính trị đã xác định tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc nhóm đầu châu Á. Tại Nghị quyết này, Bộ Chính trị cũng đã đề ra một số chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu là nước đang phát triển có mức thu nhập cao và năm 2045 trở thành nước phát triển với mức thu nhập cao.
“Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước kỳ vọng mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức khơi dậy . chí tự lực tự cường, trong đó phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ đột phá chiến lược”, ông Hiển nhấn mạnh. Tạo hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở Để đạt được các mục tiêu trên, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ đề xuất cần cơ chế cho các mô hình startup mới. Đề án 844 nhằm vào sự tương tác của các chủ thể khi hỗ trợ startup, tạo ra hiệu quả là hơn 3.000 startup đổi mới sáng tạo theo mô hình mới. Đến nay, có hơn 200 quỹ đầu tư, hơn 100 tổ chức về thúc đẩy kinh doanh, hơn 130 trường đại học, cao đẳng có không gian hỗ trợ đổi mới sáng tạo… tạo ra bức tranh khá đầy đủ cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, gấp hơn nhiều lần so với cách đây 5 năm.
Riêng năm 2021, đã có hơn 1,5 tỷ USD gọi vốn vào các starup của Việt Nam trong các lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt dịch vụ công nghệ.
Trong bối cảnh đó, Đề án 844 tiếp tục được nâng cấp, thông qua tương tác với các trường, các trung tâm, tổ chức trong nước và quốc tế, các Đại sứ quán, … đã tạo các mạng lưới nhiều hơn nữa, là cầu nối với thị trường quốc tế. “Do đó, các startup cần cơ chế mới cho các mô hình mới. VCCI cùng với Bộ Khoa học công nghệ là nơi tập hợp các sáng kiến công nghệ, chúng ta cần kiến nghị các cơ chế mở đường cho các sáng kiến công nghệ mới”, ông Quất nhấn mạnh. Đặc biệt trong mua sắm công, Chính phủ phải là nơi đầu tiên sử dụng sáng kiến công nghệ mới này. Một vấn đề nữa, hiện các nước cho phép sự chuyển dịch giữa các startup (chương trình “startup visa”). Nhưng chúng ta cứ 6 tháng phải xin 1 lần, điều này rất khó cho các chuyên gia nước ngoài tới khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp, trong khi đó nguồn nhân lực là quan trọng để thu hút xây dựng hệ sinh thái. Ngoài ra, chúng ta cần tạo điều kiện, có cơ chế cho phép thử nghiệm mô hình gọi vốn từ cộng đồng, để mọi người dân có thể trở thành nhà đầu tư thiên thần cho startup.
Tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp cũng cần được thúc đẩy trong các tổ chức giáo dục. Tại Thuỵ Sĩ, Viện Công nghệ Thuỵ Sĩ chính là nơi thúc đẩy các mô hình kinh doanh sáng tạo trong môi trường giáo dục” ông Ivo Sieber gợi
Ông Ivo Sieber, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam cho rằng, vai trò của Chính phủ là vô cùng quan trọng trong hỗ trợ startup sáng tạo. Chính phủ phải tích cực trong việc tạo nên hành lang pháp l. thuận lợi để thúc đẩy các cá nhân và doanh nghiệp tham gia vào khởi nghiệp. “Tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp cũng cần được thúc đẩy trong các tổ chức giáo dục. Tại Thuỵ Sĩ, Viện Công nghệ Thuỵ Sĩ chính là nơi thúc đẩy các mô hình kinh doanh sáng tạo trong môi trường giáo dục” ông Ivo Sieber gợi ../.
Ngọc Vy (Theo Bản tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo)