TÌM HIỂU VỀ QUY TRÌNH KHỞI NGHIỆP CƠ BẢN
Dựa trên kinh nghiệm thực tế, chúng tôi tổng hợp và xây dựng một quy trình khởi nghiệp cơ bản như sau, quy trình này đã được kiểm chứng và mang lại hiệu quả thật sự cho nhiều Startup.
Hiểu một cách dễ hình dung, quy trình khởi nghiệp giống như quá trình trồng 1 cái cây táo, bạn phải chuẩn bị từ lúc có ý định trồng cây, trồng cây giống, chăm bón đến khi hái được quả. Đó là cả một quá trình và gần như không thể làm theo kiểu “đi tắt đón đầu”.
Tuy nhiên, hơn 94% người khởi nghiệp lại thường đi tắt đón đầu, bỏ qua giai đoạn dẫn đến các sai lầm, thất bại và thiệt hại về kinh tế, thời gian, công sức.
Chúng tôi muốn nhắc lại, khởi nghiệp cần phải chuyên nghiệp, với quy trình cơ bản như sau:
Quy trình gồm 9 bước cơ bản:
Bước 1: Nghiên cứu lợi thế, khó khăn của bản thân
Các nội dung chính gồm có: Trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, công việc hiện tại, khả năng tài chính, gia đình, mối quan hệ, …. hầu hết mọi người chúng tôi từng gặp đều có các lợi thế nhất định để khởi nghiệp. Ví dụ có rất nhiều người đang làm chuyên môn (giáo viên, kỹ sư, bác sĩ, kinh doanh, ..), có để dành được một khoản tiền tương đối thì cơ hội khởi nghiệp sẽ cao hơn, khó khăn của họ đó là chỉ giỏi về chuyên môn nhưng không hiểu sâu về kinh doanh, khởi nghiệp.
Bước 2: Tìm kiếm ý tưởng phù hợp
Tìm kiếm ý tưởng phù hợp là tìm các ý tưởng phù hợp với bạn, có khả năng thực hiện được trong khả năng của bạn. Thông thường sẽ lọc ra 1 danh sách ý tưởng tiềm năng và lựa chọn ra ý tưởng tốt nhất. Các sai lầm thường mắc phải phổ biến đó là có quá nhiều ý tưởng viển vông, ý tưởng quá lớn, ý tưởng về một lĩnh vực bạn không có hiểu biết gì cả, …
Bước 3: Xây dựng bản dự án ( hoặc kế hoạch) kinh doanh sơ bộ
Đây là bản dự án phác thảo chung về dự án khởi nghiệp, tập xung vào các nội dung, phân tích chính, chưa đi vào các kế hoạch chi tiết. Bản dự án kinh doanh sơ bộ sẽ giúp định hình được về tính khả thi của ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, chiến lược chung, các vấn đề về thương hiệu, pháp lý, tài chính, lộ trình thực hiện, ….
Bước 4: Xây dựng các bản dự án điều chỉnh
Bản dự án sơ bộ sẽ được tiếp tục nghiên cứu và xây dựng chi tiết với nhiều sự điều chỉnh để chọn ra phương án, kế hoạch tối ưu nhất.
Bước 5: Xây dựng dự án chi tiết
Tổng hợp tất cả các nội dung của dự án điều chỉnh để hoàn thiện và xây dựng nên dự án chi tiết, hay còn gọi là dự án khả thi. Trong bản dự án chi tiết sẽ cụ thể hóa tất cả các vấn đề, tất cả các nội dung và kế hoạch thực hiện của dự án. Khi thực hiện dự án sẽ làm theo những nội dung này. Các nội dung cơ bản của 1 bản dự án chi tiết tại: http://khoinghiepvietnam.org/tin-tuc-su-kien/mau-du-kinh-doanh.html
Bước 6: Chuẩn bị nguồn lực để thực hiện
Gồm có chuẩn bị về kiến thức, tài chính, nhân sự, pháp lý, văn phòng, địa điểm, công cụ, thiết bị, ….. tùy theo từng dự án.
Bước 7: Thực dự án
Giai đoạn thực hiện dự án cũng giống như khi đã có tất cả nguồn lực cần thiết và bản thiết kế thì chúng ta đi sẽ xây nhà vậy. Và sự khác nhau giữa một ngôi nhà cấp 4 với căn nhà cao tầng tương tự như sự khác nhau về quy mô, độ khó, thời gian, chi phí, … của các dự án.
Bước 8: Chạy thử nghiệm dự án
Đây là giai đoạn chạy thử nghiệm nội bộ trước khi thương mại hóa chính thức.
Bước 9: Chạy chính thức dự án
Trong một số trường hợp, tùy theo độ lớn, độ phức tạp, lĩnh vực và hoàn cảnh cụ thể thì có thể phát sinh thêm nhiều gian đoạn khác hoặc rút ngắn quy trình.