Câu chuyện khởi nghiệp
Tốt nghiệp đại học ngành phiên dịch tiếng Hoa nhưng chàng trai Ngô Chiến Thắng (sinh năm 1996) ở ấp 1, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ lại chọn khởi nghiệp bằng nghề nuôi lươn không bùn và sản xuất cá giống. Anh Thắng là điển hình cho thế hệ trẻ chọn khởi nghiệp bằng nghề nông ngay tại vùng quê nghèo xa xôi.
Đang làm kế toán cho một khách sạn lớn trên Sài Gòn với mức lương mà nhiều người mơ ước, cách đây 3 năm, chị Đỗ Thị Minh Thơm, ấp 7, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) bất ngờ nghỉ việc và “rẽ ngang” sang làm nông nghiệp với mô hình trồng trái cây sạch kết hợp phát triển du lịch sinh thái vườn.
Trên mảnh đất của cha mẹ để lại có diện tích 1,8 ha. Anh Nguyễn Văn Hải, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch luôn tìm cách làm ăn tạo ra thu nhập kinh tế cho gia đình. Nhận thấy thế mạnh của địa phương là nuôi tôm thẻ chân trắng, anh đã mạnh dạn đầu tư như đào ao, mua giống, đầu tư máy quạt nước, thuê người phụ giúp. Và đã khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi tôm công nghệ cao.
Từng là giảng viên của Trường đại học Bách khoa (Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh) nhưng cô gái trẻ Lê Phương Thu lại quyết định trở về quê lập nghiệp và chọn ngành “nhiều rủi ro” là chế biến nông sản để đầu tư.
Tốt nghiệp đại học kinh tế và làm quản lý tại nhiều công ty ở Thành Phố Hồ Chí Minh nhưng với niềm đam mê nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm sạch, an toàn đến tay người tiêu dùng. Anh Nguyễn Ngọc Thiệt đã quyết định về quê ở Ấp 2A, xã Xuân Hưng, Huyện Xuân Lộc khởi nghiệp bằng cách trồng dưa lưới trong nhà màng theo hướng sạch và hiện đại, mô hình này bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.