Công ty khởi nghiệp RegTech trụ sở tại Singapore đang giải quyết vấn đề rửa tiền dai dẳng

Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, trong khi đang làm việc tại JPMorgan Chase, Abhishek Chatterjee đã chứng kiến áp lực ngày càng đè nặng trên các ngăn hàng từ các nhà quản lý.

CEO của Tookitaki Abhishek Chatterjee/Ảnh: Tookitaki

Cuộc khủng hoảng đã dẫn tới việc thực thi các quy định khắt khe hơn toàn thế giới nhằm giám sát hoạt động của các ngân hàng kỹ hơn và đảm bảo trách nhiệm.

“Điều tôi nhận ra là việc tuân thủ quy định là một khía cạnh rất quan trọng của một doanh nghiệp hoạt động ngân hàng; đó không chỉ là một chức năng bổ trợ”,  Chatterjee chia sẻ.

Kinh nghiệm đó đã tạo cảm hứng cho anh khởi xướng công ty công nghệ quản lý trụ sở tại Singapore Tookitaki vào năm 2014 cùng với người đồng sáng lập Jeeta Bandopadhyay trong một nỗ lực nhằm giúp các tổ chức tài chính xây dựng các chương trình hợp quy bền vững.

Cái giá của việc không tuân thủ

Theo Chatterjee, quản lý rủi ro tuân thủ là tối quan trọng để các ngân hàng nâng cao vị thế của mình.

Không gắn với các yêu cầu quản lý còn có thể gây thiệt hại cho các tổ chức này một khoản kha khá. Các ngân hàng đã phải đối mặt với những khoản phạt lên đến 10 tỉ đô la trong khoảng thời gian 15 tháng đến năm 2019 vì các lỗi như vi phạm các quy định rửa tiền và giao dịch ở các quốc gia bị cấm vận.

“Về tổng thể, các ngân hàng thực sự chưa được chuẩn bị cho cách mà các quy định đang thay đổi và cách dữ liệu đang thay đổi. Họ vẫn đang ở trong một cơ chế chủ yếu dựa trên quy luật khi xem xét và áp dụng những thay đổi về mặt quản lý trong môi trường này”, Chatterjee giải thích.

Các giải pháp thế hệ tiếp theo

Rửa tiền là một vấn đề đã xuất hiện trong rất nhiều năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dịch vụ tài chính hầu như chỉ tập trung vào các hành vi giao dịch đơn giản, chủ yếu dựa vào các hệ thống dựa trên quy luật, nếu-thì để đánh dấu các trường hợp.

Việc này không hiệu quả vì trên 95% các giao dịch được gắn thẻ là dương tính giả, nghĩa là vẫn đòi hỏi phải dùng sức người để xác định các trường hợp thật. Ngoài ra, với các hệ thống dựa trên quy luật, tội phạm có thể nắm các quy luật đó và đánh lừa chúng.

Với phần mềm chống rửa tiền AMLS của Tookitaki, việc đó không còn xảy ra nữa. Giải pháp dựa trên các thuật toán máy tự học để cho phép các ngân hàng giám sát hiệu quả và sàng lọc các giao dịch bằng cách làm nổi bật hành vi bất thường.

Nó có khả năng học từ mỗi vụ việc cách phát hiện các hình mẫu rửa tiền dễ dàng và giúp các ngân hàng ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn.

Điều này hữu ích với các trường hợp khó phát hiện gian lận. Các đường dây buôn người chẳng hạn có thể đăng ký nạn nhân là những cá nhân tự kinh doanh và sử dụng họ để tiến hành rút tiền và giao dịch ngân hàng ở nhiều quốc gia.

AMLS gom toàn bộ dữ liệu nó nhận được từ nhiều khách hàng khác nhau của Tookitaki và học từ các sự kiện được đánh dấu, xây dựng nên cơ sở dữ liệu về các kịch bản rửa tiền. Điều này cho phép phần mềm bao quát rộng, giúp các tổ chức tài chính tuân thủ các quy định đồng thời ngăn ngừa hoạt động tội phạm.

Được công nhận

Tookitaki tại SG:D Techblazer Awards 2019 /Ảnh: Tookitaki

AMLS đã mang về giải bạc trong hạng mục cải tiến hứa hẹn nhất tại giải thưởng SG:D Techblazer Awards 2019 do Cơ quan phát triển truyền thông Infocomm và SGTech đồng tổ chức.

Tookitaki trước đây đã được ghi nhận trong lĩnh vực tài chính và đang làm việc với United Overseas Bank để phát triển các giải pháp. Nhưng thông qua kênh truyền thông mà công ty đã giành giải thưởng, Tookitaki đã đưa tên mình ra thị trường rộng hơn.

Danh hiệu cũng đóng vai trò là con dấu chấp thuận, cho các doanh nghiệp khác biết rằng Tookitaki là một công ty đáng tin cậy đang tạo ra kết quả.

Kế hoạch tương lai

Kiếm được 19,2 triệu đô la tài trợ trong vòng gọi vốn series A năm 2019, Tookitaki nay có những kế hoạch tham vọng hơn.

Công ty đang nhắm tới nhân đôi nỗ lực mở rộng thị trường ở Bắc Mỹ nơi hãng đã có 1 văn phòng và ở châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Ấn Độ và Singapore. Công ty cũng đang hướng đến phát triển các giải pháp hiệu quả hơn để hỗ trợ các tổ chức tài chính trong việc tuân thủ quy định.

“Những kẻ xấu ngoài kia có nhiều tiền hơn và được chuẩn bị tốt hơn. Chúng ta cần phải cải tiến để có thể đánh bại chúng và làm cho thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn”, Chatterjee nói.

SG:D Techblazer Awards là giải thưởng cao nhất về cải tiến công nghệ của Singapore. Giải thưởng nhằm nghi nhận và chứng nhận các công ty có trụ sở tại đảo quốc, đại diện cho tinh thần cải tiến trong phát triển các giải pháp công nghệ.

LH (TechinAsia)