Thêm dòng sản phẩm hỗ trợ phát triển nông nghiệp 

 

Phương pháp sử dụng phân hủy sinh học hiếu khí để tạo ra phân hữu cơ là cách thức giúp cho hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí có sẳn trong nguyên liệu xác bã hữu cơ tăng mạnh, do đó có thời gian phân hủy đống ủ sẽ nhanh hơn và người dân có thể tự sản xuất ra một số lượng lớn phân hữu cơ từ các loại rác thải nông nghiệp sẵn có tại nhà mà không cần phải tốn công đảo trộn nhiều lần.

Ủ phân sinh học

Anh Trần Minh Phụng (ấp 3, xã Bình Lộc thị xã Long Khánh), một nông dân sử dụng cách thức ủ phân sinh học hiếu khí sinh học nhiều năm cho biết, để áp dụng phương pháp này tôi đã gia đình đã đầu tư xây dựng hầm ủ rộng khoảng 6m3, một máy quạt li tâm, công suất 2 mã lực có lưu lượng gió 60m3/1s, các ống nhựa PVC đục lỗ để thông gió, thông khí vào khối ủ.. Với mức đầu tư này, mỗi lần có thể sản xuất được 3 tấn phân hữu cơ trong vòng 1 tháng, tiết kiệm được từ 2-3 triệu đồng mỗi lần ủ, thay vì phải mua phân hữu cơ như trước đây. Việc sử dụng phân hữu cơ theo quy trình ủ hiếu khí hiện đang được nhiều nông dân tại Đồng Nai áp dụng. Qua đánh giá, đây là phương pháp ủ phân khá đơn giản, cho hiệu quả cao, góp phần cải thiện môi trường, tạo ra nguồn phân hữu cơ có chất lượng tốt, chi phí thấp đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân trong việc sử dụng phân hữu cơ để sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. Theo anh Trần Minh Phụng, quy trình làm phân hữu cơ theo phương pháp phân hủy sinh học hiếu khí khá đơn giản. Theo đó bà con nông dân có thể tận dụng nguồn rác thải như lá cây, rơm rạ, cỏ dại, phế phẩm rau màu, xác động thực vật …Mỗi lần ủ, anh sử dụng khoảng 3 tấc phế thải dưới cùng, sau đó phủ một lớp phân bò (hoặc phân vật nuôi các loại) chừng 1 tấc…cứ như vậy có thể bố trí thành nhiều lớp cho đến khi đầy hầm chứa. Cứ đều đặn mỗi ngày, anh Phụng cho máy chạy 2 đợt sáng và chiều, mỗi đợt từ 15-30, máy hoạt động sẽ thổi khí vào lớp ủ. Để gia tăng độ ẩm, cứ đều đặn 3 ngày anh Phụng tưới nước cho khối ủ một lần. Bằng phương pháp ủ hiếu khí, việc thổi khí cưỡng bức qua các ống nhựa đục lỗ để đảm bảo toàn khối ủ được giữ trong môi trường hiếu khí. Khi đủ oxy, các vi sinh vật có sẵn trong đống ủ sẽ phân hủy các chất hữu cơ, nhiệt độ tăng trong quá trình này đủ làm chết các vi khuẩn có hại và khử mùi hôi hiệu quả. Nhiệt độ cao của đống ủ cũng tiêu diệt ấu trùng của ruồi và hạt cỏ. Trong vòng một tháng thì hầm phân hoai mục hoàn toàn. Sử dụng phương pháp ủ phân sinh học hiếu khí nhiều năm qua để bón cho cây trồng anh Phụng nhận thấy, phân được ủ theo cách này có rất nhiều ưu điểm: Vừa ít tốn kém lại cho hiệu quả cao, cây trồng tốt, quả ngọt và đặc biệt là không có mùi hôi. Bên cạnh đó, so với phương pháp ủ phân truyền thống, phương pháp này đơn giản ở chỗ không cần đảo trộn, không tốn kém chi phí mua men ủ, thời gian ủ nhanh,

Theo tính toán của anh Phụng cũng như bà con sau khi dùng phân bón ủ hiếu khí, nếu bón 10 tấn phân hữu cơ được ủ theo phương pháp phân hủy sinh học hiếu khí tương đương với từ 150-200 kg đạm, 60-80 ký lân và khoảng từ 100-160 ký kali. Quan trọng hơn, phân được ủ bằng phươn pháp này khi bón cho cây trồng hoàn toàn không gây hại cho môi trường, giảm đáng kể việc sử dụng phân hóa học- nguyên nhân chính dẫn đến việc lưu tồn các hóa chất độc hại trong đất, làm cho chất dinh dưỡng trong đất ngày càng cạn kiệt đi.

Phân sinh học góp phần bảo vệ môi trường

Theo ông Lê Văn Thắng, Trưởng Phòng Kinh tế Thị xã Long Khánh cho hay, hiện nhiều nông dân trên địa bàn đang áp dụng phương pháp ủ phân bằng phương pháp phân hủy hiếu khí. Mỗi mô hình được đầu tư có thể sử dụng trong vòng 6 năm với lượng phân ủ được tương đương khoảng 100 triệu đồng, với chi phí đầu tư toàn bộ hết khoảng 40 triệu đồng, chưa kể đến các lợi ích về môi trường cũng như gia tăng chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp thì bài toán này khá đơn giản và chúng tôi rất khuyến khích bà con áp dụng mô hình này, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ có các hoạt động khảo sát, đánh giá hiệu quả cụ thể để có hướng dẫn chi tiết hơn cho người dân từ khâu lắp đặt, sử dụng và vận hành sao cho hiệu quả nhất.

Được biết, hoạt động sản xuất nông nghiệp như hiện tạo ra rất nhiều chất thải hữu cơ như: rác sinh hoạt hữu cơ, cành lá cây cắt tỉa sau vụ thu, xác bã động vật, thực vật, cỏ dại, phân gia súc, gia cầm…bị vứt bỏ đi vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa là nơi lưu tồn của vi khuẩn, nấm bệnh và các vi sinh vật hại ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi và sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc ủ phân bằng phương pháp phân hủy sinh học hiếu khí sẽ rất dễ dàng khuyến khích được nhiều nông dân tham gia hơn, nâng cao năng suất cây trồng, hoàn trả lại một phần carbon vào trong đất, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường do chất thải tại các hộ chăn nuôi.

Diệu Linh