Từ một gia đình thuộc diện hộ nghèo, nhờ nghề làm nước tương, bà Trần Thị Tâm – chủ cơ sở nước chấm Hoa Sen (thành phố Long Khánh) – đã khởi nghiệp theo cách của riêng mình, thoát nghèo, vươn lên làm giàu cho gia đình và tạo việc làm cho người dân địa phương.
Bà Trần Thị Tâm vốn sinh ra ở Sài Gòn, nhưng cuộc đời đưa đẩy bà đến một xã nghèo của huyện Tân Phú từ sau ngày thống nhất đất nước. Theo lời kể của bà, hồi bà mới về, nơi đây còn nghèo nàn, dân cư thưa thớt, đường sá chưa thuận lợi. Làm việc kiếm ra tiền đã khó nhưng đi chợ mua đồ ăn còn khó khăn hơn. Chính trong cái khó đó mà bà Tâm nghĩ đến món tương trước đây cha mẹ làm cho mình ăn. Thế là bà bắt tay vào thực hiện mẻ tương đầu tiên để người thân trong gia đình ăn. Từ những lọ tương nhỏ làm để ăn, bà Tâm mạnh dạn mua thêm vữa (chum, vại), đậu tương ủ thủ công để bán cho bà con chòm xóm rồi dần dà, sản phẩm tương của bà đi khắp nơi trong tỉnh và sau đó có mặt ở nhiều tỉnh trong khu vực Đông Nam bộ và miền Tây.
Để có những hủ tương thơm ngon, đúng vị mà vẫn giữ nguyên được dưỡng chất trong từng hạt đậu nành, bà phải thức khuya, dậy sớm, nhanh tay chọn lấy những hạt đậu tương (đậu nành) tròn vo, chắc mẩy đem ngâm, đãi sạch sẽ và cho vào phòng tiệt trùng ủ lên men, sau đó cho vào những cái vữa ủ thêm một tuần cho men lên đều. Tương được nấu trong lò hơi ở nhiệt độ cao cho chín đều, hạt đậu mềm, mùi thơm phức bay khắp nhà. Khâu cuối cùng là nấu tương. Trước đây, tương được nấu trên những lò than củi trong nhiều giờ như nấu bánh chưng, nhưng nay công nghệ hiện đại, những lò than được thay bằng lò hơi, thời gian cũng chừng nửa giờ là tương chín vàng, mùi thơm tỏa ra. Vất vả là thế, nhưng được khách hàng ủng hộ nên bà Tâm không nản chí. Những mẻ tương cứ lần lượt hoàn thành, hai vợ chồng làm không kịp nên các con bà cũng xúm vào phụ.
Để có những hủ tương thơm ngon, đúng vị mà vẫn giữ nguyên được dưỡng chất trong từng hạt đậu nành, bà phải thức khuya, dậy sớm, nhanh tay chọn lấy những hạt đậu tương (đậu nành) tròn vo, chắc mẩy đem ngâm, đãi sạch sẽ và cho vào phòng tiệt trùng ủ lên men, sau đó cho vào những cái vữa ủ thêm một tuần cho men lên đều. Tương được nấu trong lò hơi ở nhiệt độ cao cho chín đều, hạt đậu mềm, mùi thơm phức bay khắp nhà. Khâu cuối cùng là nấu tương. Trước đây, tương được nấu trên những lò than củi trong nhiều giờ như nấu bánh chưng, nhưng nay công nghệ hiện đại, những lò than được thay bằng lò hơi, thời gian cũng chừng nửa giờ là tương chín vàng, mùi thơm tỏa ra. Vất vả là thế, nhưng được khách hàng ủng hộ nên bà Tâm không nản chí. Những mẻ tương cứ lần lượt hoàn thành, hai vợ chồng làm không kịp nên các con bà cũng xúm vào phụ.
Khi nhận thấy nhu cầu nước chấm làm bằng tương ngày càng tăng, bà bàn với gia đình chuyển cơ sở về thành phố Long Khánh để lập nghiệp. Bà đăng ký tham gia các lớp tập huấn chuyên ngành về nước chấm để nắm bắt các kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nước chấm. Có vốn, có kỹ thuật, bà bắt tay xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Từ đó, cơ sở sản xuất nước chấm Hoa Sen ra đời.
Hệ thống lò nấu inox 100% tự động khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
của cơ sở Hoa Sen
Hiện trung bình mỗi ngày cơ sở của bà Tâm xuất ra thị trường 1,5 tấn hàng với nhiều dòng nước chấm, gia vị như: tương ớt, tương hạt, sa tế… doanh thu mỗi năm đạt trên 600 triệu đồng. Gần 20 thành viên (con, cháu, dâu, rể) trong gia đình đều gắn bó với nghề làm tương. Bên cạnh đó, xưởng của bà Tâm còn tạo công ăn việc làm ổn định cho 20 lao động địa phương với mức thu nhập từ 5 đến 6 triệu đồng. Nằm cách quốc lộ 1A khoảng 500m, xưởng chế biến nước chấm Hoa Sen của bà Tâm đóng tại ấp Núi Tung, xã Suối Tre, thành phố Long Khánh. Ngay cổng xưởng, nhiều chiếc xe bán tải thay phiên nhau vào bốc xếp hàng đưa đi phân phối. Bên trong xưởng, nhân công đang miệt mài làm việc để sản xuất ra những chai nước chấm thơm ngon. Tất cả những khâu, công đoạn sản xuất đều được kiểm tra vệ sinh cẩn trọng.
Cả đời gắn bó với nghề làm tương, bà Trần Thị Tâm, chủ Cơ sở nước chấm Hoa Sen, thành phố Long Khánh là tấm gương sáng về nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Là điển hình phụ nữ khởi nghiệp vươn lên làm giàu từ những sản phẩm nông nghiệp quen thuộc và tạo ra hương vị đặc trưng riêng.
Nguyễn Hoàng Tuấn.