Những điều chúng ta có thể học được từ các startup đã sống sót qua các cuộc khủng hoảng kinh tế trong quá khứ.
Thế giới đang ở trong một trạng thái xáo trộn chưa từng có tiền lệ. Các doanh nghiệp và chính phủ khắp toàn cầu đang bị vắt kiệt đến xương tủy của mình bởi virus corona. Khủng hoảng buộc các công ty phải cho nhân viên làm việc tại nhà vì sự an toàn của bản thân và cải thiện năng suất. Mặc dù vậy, trong thế giới khởi nghiệp, nhiều nhóm đã quen với việc làm việc từ xa và họ sử dụng việc đó như một cách để bảo vệ chính mình trước sự xáo trộn về kinh tế. Đây là cách chúng ta học được từ các startup đã chống chọi qua những đợt khủng hoảng kinh tế trong quá khứ.
- Linh hoạt về cách mọi người làm việc
Trên khắp thế giới, phần lớn các tập đoàn lớn vẫn hoạt động dựa trên các cấu trúc quản lý cứng nhắc, bảo thủ, quan tâm nhiều hơn đến việc mọi người ở trong văn phòng bao lâu hơn là họ có thể làm việc hiệu quả như thế nào. Nỗi sợ bị sai hoặc đến muộn, thay vì thôi thúc đưa công ty tiến lên, thống trị cuộc sống của hầu hết những người công nhân. Các cuộc khủng hoảng gần đây và hiện tại đã chỉ ra rằng các công ty phân bổ, dựa trên sản lượng như các công ty khởi nghiệp công nghệ hiện đại có lợi thế cạnh tranh sinh tồn tại hơn so với các tập đoàn lớn hơn đó.
Tại công ty của tôi, chúng tôi khuyến khích các startup của mình đo lường công việc của nhân viên theo năng suất thay vì tính giờ làm việc. Nếu ai đó làm việc hiệu quả hơn từ 6 đến 10 giờ sáng, sau đó chăm sóc con cái cả ngày và bắt đầu làm việc trở lại vào ban đêm, sẽ không có năng suất khi muốn họ ở lại văn phòng từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Sự linh hoạt này cũng giúp công nhân xử lý khủng hoảng vì năng suất bị mất trong giờ làm việc có thể được bù đắp vào thời gian thuận tiện hơn.
Cá nhân tôi cũng thấy rằng việc tạo ra một lịch trình làm việc linh hoạt sẽ khích lệ một môi trường làm việc hợp tác hơn và ít phân cấp hơn. Nó cho phép mọi người cảm thấy tự kiểm soát được thời gian của mình và sẵn sàng đào sâu cho một dự án khi được yêu cầu. Xây dựng sự kỳ vọng rằng mọi người có thể làm việc bằng bất kỳ cách nào và bất cứ khi nào họ cảm thấy thoải mái nhất cũng có nghĩa là năng suất sẽ ít có khả năng bị giảm sút.
- Làm việc tại nhà thực sự hiệu quả
Như chúng ta đang thấy, nhiều người làm việc trong văn phòng có thể làm phần lớn công việc của mình bằng một chiếc laptop. Tất nhiên, cách này không áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp như ngành dịch vụ, giải trí và du lịch, vốn phụ thuộc rất nhiều vào các tương tác trực tiếp. Các công ty khởi nghiệp trong các ngành này cũng phải vật lộn khi thảm họa xảy ra nhưng đối với nhiều startup, làm việc tại văn phòng có vẻ giống một bài tập team-building hơn là một nhu cầu về nơi việc.
Các startup đã quen với tình huống làm việc linh hoạt mà ở đó nhân viên thi thoảng (hoặc thường xuyên) làm việc tại nhà đã đăng tải lên mạng xã hội gần đây để chỉ cho các doanh nghiệp khác cách làm theo họ và trở nên kiên cường hơn với cuộc khủng hoảng hiện tại. Cũng có những người đã nói về cách giữ an toàn dữ liệu quan trọng khi làm việc qua laptop tại nhà, vốn có thể kém an toàn hơn so với mạng văn phòng. Nhiều startup có kinh nghiệm làm việc từ xa và tại gia có lợi thế hơn trong các tình huống khủng hoảng, cho phép họ tiếp tục làm việc mà không bỏ sót một nhịp nào trong những thời điểm phức tạp.
- Giải quyết vấn đề một cách chóng vánh
Các startup sống sót được nhờ sự đổi mới nhanh chóng, vòng phản hồi nhanh và liên tục thử-sai. Thay đổi kế hoạch là một phần của tăng trưởng nhanh và các công ty khởi nghiệp công nghệ thường vượt qua các đối thủ lớn hơn bằng cách xoay vòng tròn để thử nghiệm các mô hình và chiến lược kinh doanh mới. Chế độ làm việc này có nghĩa là các công ty khởi nghiệp cũng có thể phản ứng nhanh chóng với các tình huống biến động và tìm kiếm cơ hội trong khủng hoảng.
Hai công ty khởi nghiệp quản lý sự kiện, Rebus và InEvent, đã tìm kiếm những cách mà các nhà tổ chức sự kiện có thể vượt qua giai đoạn này thông qua các cuộc họp trực tuyến, phát sóng trực tiếp và thậm chí là một hệ thống giải thưởng để làm lợi cho những người ủng hộ các nghệ sĩ yêu thích của mình trong thời gian khủng hoảng. Trong vài ngày sau khi công bố cách ly tại Colombia, Rebus đã tung ra 4 sản phẩm mới để giúp quản lý các cuộc họp hội đồng thiết yếu, kiếm tiền từ các buổi hòa nhạc trực tuyến, thiết lập các lớp học cho các doanh nghiệp nhỏ và tổ chức xét nghiệm virus corona tại 4 thành phố. InEvent, một phần mềm end-to-end để quản lý các sự kiện lớn, đã nhanh chóng ra mắt một nền tảng mới để tạo ra các hành lang ảo cho các hội nghị và cuộc họp mà có thể tích hợp với hầu hết các phần mềm hội nghị video.
Công ty khởi nghiệp AI của Mexico Roomie IT đã nhận ra tiềm năng của robot hình nhân của mình trong việc hỗ trợ các nhân viên chăm sóc ý tế. Công ty đã chuẩn bị các mẫu sản phẩm sơ khai để tiếp thị và bán cho các công ty khi đại dịch bùng phát. Sử dụng mô hình họ sẵn có, công ty đã điều chỉnh để robot có thể kiểm tra nhiệt độ và nồng độ oxy của bệnh nhân và đặt một vài câu hỏi để xác định sơ bộ xem liệu người đó có cần thiết gặp nhân viên y tế không.
Công ty khởi nghiệp nhận dạng giọng nói của Colombia Vozy đang giúp các doanh nghiệp tự động hóa các trung tâm hỗ trợ khách hàng của mình. Công ty sử dụng công nghệ AI và máy tính tự học để xác định và học các tiếng địa phương của Tây Ban Nha và cung cấp dịch vụ khách hàng ảo được cá nhân hóa. Nhu cầu về dịch vụ của họ đã tăng vọt kể từ khi bùng phát đại dịch.
Nền tảng nông trại đến nhà hàng ở Colombia, Frubana, được tạo ra để tạo thuận lợi cho chuỗi cung ứng thực phẩm giữa nhà sản xuất và nhà hàng. Tuy nhiên, với các biện pháp phong tỏa được triển khai trên diện rộng, hoạt động kinh doanh nhà hàng đã sụt giảm. Đáp lại, Frubana đã chuyển nền tảng của mình để cung cấp các giải pháp trực tuyến cho các cửa hàng địa phương lân cận đang cung cấp nguồn thực phẩm chính yếu cho nhiều người trú ẩn tại nhà.
Khả năng thích ứng mà các công ty khởi nghiệp áp dụng hàng ngày để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến tăng trưởng này giúp các công ty công nghệ phát triển mạnh ngay cả khi đối mặt với nghịch cảnh.
- Các công ty công nghệ vẫn đang vật lộn trong khủng hoảng
Tuy nhiên, không phải tất cả các startup công nghệ đều sống sót qua khủng hoảng. Trong khoảng thời gian mơ hồ, các nhà đầu tư có xu hướng sợ rủi ro hơn, thích trì hoãn các khoản đầu tư mới cho đến khi thời gian trở nên dễ đoán hơn. Các công ty khởi nghiệp có thể cũng đang đấu tranh để tìm kiếm khách hàng mới khi các doanh nghiệp lớn vật lộn quản lý sự sụt giảm doanh số và tìm cách tiết giảm chi phí thay vì sử dụng phần mềm mới. Các startup trong ngành du lịch, nhà hàng, sự kiện và dịch vụ đang phải đối mặt với những thách thức giống như các đối thủ cạnh tranh đủ lông đủ cánh, nhưng với biên lợi nhuận nhỏ hơn và dòng tiền ít hơn để hỗ trợ sự sống còn của mình.
Mặc dù khởi nghiệp có thể có một số lợi thế nhưng thời điểm khó khăn là khó khăn chung với tất cả mọi người. Những cú sốc kinh tế ảnh hưởng đến các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay chắc chắn sẽ có tác động đến ngành công nghệ thông qua việc giảm đầu tư, không chi tiêu cho đổi mới và có nguy cơ trong một thời gian dài không có doanh thu đáng kể. Tuy nhiên, khủng hoảng cũng có thể là cơ hội cho các công ty khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ khi họ đổi mới nhanh chóng để cung cấp giải pháp cho các công ty và cá nhân đang gặp khó khăn, từ hạn mức tín dụng đến các buổi hòa nhạc ảo.
LH (Entrepreneur)