Công ty khởi nghiệp Aromatec của Giáo sư Đại học NTU kiếm được nguồn tài trợ

Nhiều người có lẽ không nhận ra nhưng có một công nghệ phức tạp đằng sau việc sản xuất những loại thức uống ưa thích để đảm bảo rằng chúng có chất lượng hàng đầu.

Từ trái qua phải: CEO, CTO Aromatec Lei Shi; đồng sáng lập Aromatec Rong Wang; đồng sáng lập và CEO của Sunbo Angel Partners Youngchan Choi và phó tổng giám đốc Sunbo Angel Partners Ming Jin Goh / Ảnh: Sunbo Angel Partners

Startup trụ sở tại Singapore Aromatec vừa huy động được một khoản tiền chưa được tiết lộ để giúp cải tiến công nghệ đó.

Vòng gọi vốn được dẫn đầu bởi Sunbo Partners, công ty trực thuộc ở Singapore của công ty đầu tư Hàn Quốc Sunbo Angel Partners. Một nhà đầu tư chiến lược chuyên phát triển và vận hành các hệ thống xử lý nước thải cũng tham gia trong vòng này.

Được thành lập năm 2018, Aromatec sản xuất màng sợi rỗng để cô đặc các sản phẩm lỏng trong các ngành như đồ uống, xử lý nước thải, hương liệu và nước hoa.

Các nhà sản xuất thường sử dụng hóa hơi nhiệt vốn liên quan đến tạo chân không và làm nóng đồ uống để tạo các loại thức uống đông đặc. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư và vận hành cực lớn. Áp dụng nhiệt cũng làm thay đổi mùi và vị của sản phẩm cuối cùng.

Thẩm thấu tiếp (FO) là một phương pháp thay thế cho hóa hơi nhiệt. Nó là một quá trình tự nhiên không cần nhiệt hay áp suất và không cần quá nhiều năng lượng. Phương pháp này cũng không thay đổi mùi vị của sản phẩm cu cùng.

“Chúng tôi xoay quanh công nghệ FO từ cải tạo nước đến ứng dụng đông đặc vì chúng tôi tin có nhu cầu bức thiết hơn cho công nghệ này và giải pháp để tăng cường các quy trình đông đặc hiện tại”, Aromatec tuyên bố.

Các giải pháp hiện có trên thị trường bao gồm màng tấm phẳng. Tuy nhiên, chúng có thể gặp vấn đề cách nước chảy qua màng và khá khó sử dụng do phải tiền xử lý mạnh và duy trì liên tục, công ty cho biết.

Sau 10 năm nghiên cứu và tìm kiếm nguồn vốn mới, Rong Wang và Lei Shi của Aromatec đã sẵn sàng thương mại hóa màng sợi rỗng của mình được thiết kế chuyên cho thẩm thấu tiếp – sản phẩm họ tuyên bố là đầu tiên trên thế giới.

Bằng cách áp dụng công nghệ của Aromatec, khách hàng có thể tiết kiệm được năng lượng cũng như chi phí vận tải và bảo quản do thể tích chất cô đặc thấp, công ty chia sẻ. Hãng cũng tùy biến thiết bị và hệ thống dựa trên nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, Aromatec nhận thức được rằng áp dụng công nghệ có thể mất thời gian do chi phí đầu từ cao đối với việc áp một hệ thống sản xuất và gia công mới. Công nghệ cũng sẽ yêu một vài thử nghiệm trước khi một nhà sản xuất có thể áp hoàn toàn công nghệ mới này.

Công ty ước tính thị trường thẩm thấu tiếp có thể đạt giá trị 6 tỷ đô la trong năm 2017. Trong khi đó, thị trường màng sợ rỗng có thể đạt 5,4 tỷ trong năm 2019. Aromatec cho hay hiện đã có một vài tập đoàn thử nghiệm công nghệ.

Đầu tiên là một công ty hương liệu và nước hoa châu Âu vốn đã đặt hàng một hệ thống thí điểm và các module màng bổ sung. Công ty cũng có ý định triển khai một hệ thống sản xuất công nghệ quy mô hoàn thiện trong tương lai gần. Một tập đoàn khác cũng đặt hàng một số module màng để thử nghiệm.

Cũng có một số trường đại học và tổ chức nghiên cứu bày tỏ sự tâm đến việc đặt hàng các hệ thống nhỏ hơn để nghiên cứu về thẩm thấu tiếp.

Thành viên nhóm gồm những ai? Wang là chủ tịch của Trường kỹ thuật dân dụng và môi trường của Đại học công nghệ Nanyang của Singapore và là giám đốc Trung tâm công nghệ màng Singapore. Bà đang nắm giữ hơn 20 bằng sáng chế về chết tạo màng mới.

Trong khi đó, CEO và CTO của công ty Shi đã có 10 năm kinh nghiệm trong phát triển màng rỗng. Công ty cho biết họ đang xem xét thuê một giám đốc marketing và một kỹ sư có kinh nghiệm để hỗ trợ thêm nhiều dự án nữa.

LH (TechinAsia)