Cơ quan dịch vụ tài chính của Indonesia Otoritas Jasa Keuangan (OJK) vừa tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh của TaniFund, một nền tảng cho vay ngang hàng (P2P) trực thuộc công ty công nghệ nông nghiệp địa phương TaniHub.
Cơ quan quản lý cho biết trong một thông cáo rằng công ty đã không đáp ứng các yêu cầu về vốn chủ sở hữu tối thiểu và thực hiện các khuyến nghị giám sát của OJK. TaniFund cũng có nghĩa vụ thanh lý và thành lập một trung tâm thông tin và dịch vụ khiếu nại công cộng cho công chúng.
OJK cho biết họ đã dần dần áp đặt các biện pháp trừng phạt hành chính đối với TaniFund, hạn chế hoạt động kinh doanh và liên lạc thường xuyên với công ty.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý cho biết “theo thời hạn quy định, ban quản lý và các cổ đông đã không giải quyết được vấn đề, dẫn đến việc TaniFund bị thu hồi giấy phép kinh doanh”.
TaniFund đã phải vật lộn với nợ tín dụng xấu. Hãng truyền thông địa phương Kompas lưu ý rằng từ tháng 10/2022 đến đầu năm 2023, tỷ lệ trả nợ thành công trong 90 ngày của họ đã giảm từ 50% xuống 36%.
Tính đến cuối năm 2022, OJK đã nhận được 29 khiếu nại của khách hàng chống lại TaniFund liên quan đến các trường hợp không trả lợ đúng hạn. Sau đó, một nhóm người cho vay TaniFund đã báo cáo nền tảng này với cảnh sát, với khoản lỗ 14 tỷ rupiah (872.900 USD) của 129 nhà đầu tư.
TaniHub, công ty mẹ của TaniFund, đã tiến hành ít nhất 2 đợt sa thải. Một số giám đốc điều hành cấp C của công ty cũng đã rời công ty trong bối cảnh ban lãnh đạo bị cáo buộc lạm dụng quỹ VC.
Vòng cấp vốn gần đây nhất của TaniHub là vào tháng 5/2021 khi công ty huy động được 65,5 triệu USD từ MDI Ventures, BRI Ventures và các nhà đầu tư khác. Ngoài TaniFund, công ty còn cung cấp hỗ trợ thương mại điện tử và hậu cần thông qua TaniHub Food Solutions và TaniSupply.
**TaniFund là một nền tảng đầu tư cho phép bạn đầu tư vào nhiều loại nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản.
**Tỷ giá rupiah Indonesia sang đô la Mỹ tại thời điểm viết bài: 1 USD = 16.036 rupiah.
HA (TechinAsia)