Gojek và Grab có thể thúc đẩy lợi nhuận thông qua ví điện tử

Đại dịch COVID-19 có lẽ đang tấn công dồn dập các doanh nghiệp gọi xe trên toàn cầu nhưng nghiên cứu cho thấy rằng các siêu ứng dụng như Grab và Gojek của các công ty Đông Nam Á vẫn có thể đạt được lợi nhuận thông qua ví điện tử.

“Trong khi cả hai siêu ứng dụng ASEAN đều công bố rằng giao đồ ăn trực tuyến là chìa khóa cho lợi nhuận của họ, chúng tôi tin rằng ví điện tử có thể trở thành khía cạnh quan trọng nhất để một siêu ứng dụng đạt được lợi nhuận”, ngân hàng đầu tư Trung Quốc China Renaissance cho biết trong một báo cáo gần đây.

Ảnh: The Low Down

Grab và Gojek, được ước tính có giá trị lần lượt là 14 tỷ và 10 tỷ USD vào năm ngoái, cả hai đều đang để mắt đến lợi nhuận khi họ nỗ lực hướng tới việc phát hành cổ phiếu. Trước đây, Gojek cho biết họ đặt mục tiêu niêm yết vào năm 2023 hoặc 2024 trong khi Grab cho biết họ sẽ niêm yết công khai khi có lợi nhuận mà không đưa ra mốc thời gian cụ thể.

Năm ngoái, Gojek cho hay công ty đặt mục tiêu có lãi trong lĩnh vực kinh doanh giao đồ ăn và ví điện tử đồng thời cho biết thêm rằng đơn vị gọi xe của họ, chiếm chưa đến 25% tổng khối lượng hàng hóa tổng thể, được cho là chỉ hòa vốn.

Một giám đốc điều hành cấp cao của Grab cũng nhấn mạnh rằng hoạt động kinh doanh giao đồ ăn đang tăng trưởng của công ty có thể thúc đẩy lợi nhuận về lâu về dài. Trong năm 2018, các đơn vị giao đồ ăn và thanh toán đã tạo ra doanh thu hàng năm lần lượt là 2 tỷ và 6,3 tỷ đô la, theo công ty.

Theo China Renaissance, 2 siêu ứng dụng trong khu vực có lẽ đang học hỏi chiến lược từ Alipay để thúc đẩy lợi nhuận.

Alipay được điều hành bởi tập đoàn fintech khổng lồ Ant Group do Alibaba sở hữu 33%. Công ty công bố lợi nhuận trước thuế 611 triệu đô la trong quý I năm 2020 và chiếm 25% lợi nhuận ròng được báo cáo trong quý đầu tiên của Alibaba.

“Cơ sở tiền cọc do Grab và Gojek tạo ra vẫn chưa được tiết lộ nhưng nếu họ sao chép mô hình Alipay, chúng tôi nghĩ rằng cả hai đều có thể tận dụng cơ sở tiền cọc của mình để cung cấp các khoản vay và có tiềm năng tạo ra lợi nhuận”, báo cáo viết.

China Renaissance chỉ ra rằng luật pháp cũng đang tiến hóa. Cả Singapore và Malaysia đều đang cấp giấy phép ngân hàng số khi tiền gửi qua ví điện tử tăng lên. Năm ngoái, Grab đã thành lập một liên minh với Singtel để xin giấy phép ngân hàng số đầy đủ tại Singapore.

Ví điện tử cho trải nghiệm người tiêu dùng liền lạc

Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng các công ty gọi xe như Grab và Gojek có lợi thế chính trong việc cung cấp trải nghiệm liền lạc cho khách hàng với các dịch vụ hậu cần và giao đồ ăn trực tuyến của mình.

“Một đóng góp khác cho trải nghiệm người tiêu dùng là quà tặng ví điện tử. Chúng tôi ghi nhận cơ hội cho những người chơi gọi xe tận dụng công nghệ hiện có để bổ sung vào trải nghiệm của khách hàng, bao gồm cả việc cung cấp điểm thưởng trên số tiền đã chi tiêu để thúc đẩy sự trung thành của người dùng”, China Renaissance cho biết trong báo cáo.

Công ty dự đoán rằng tổng số thị trường có thể xử lý được để giao đồ ăn và gọi xe ở Đông Nam Á sẽ tăng tương ứng lên 20 tỷ và 25 tỷ USD vào năm 2025.

Wee Leong Gan, người đứng đầu bộ phận vốn ASEAN tại China Renaissance tin rằng dịch vụ đặt xe sẽ vẫn là “trụ cột cốt lõi” cho cả Gojek và Grab khi nói đến việc giữ chân người dùng và phát triển cơ sở hạ tầng hậu cần hoàn chỉnh sau COVID-19. Ông nói: “Các đơn đặt hàng giao đồ ăn choáng ngợp trong suốt thời kỳ đại dịch COVID-19 phải được đảm nhận bởi các tài xế gọi xe hiện tại, nếu không sẽ cần thời gian để phát triển độ ngũ này”.

Trong khi đó, ngành kinh doanh giao đồ ăn cũng đã tăng ít nhất 5 lần trong bối cảnh đại dịch. Nhưng Gan lưu ý rằng hoạt động ăn uống tại nhà hàng đang phục hồi 65% đến 75% so với mức trước COVID-19 khi một số quốc gia bắt đầu nới lỏng hạn chế để bước vào sự bình thường mới.

Lý Huỳnh (TechinAsia)