TurtleTree Labs tìm được 3,2 triệu đô để đưa sữa dựa trên tế bào ra thị trường

“Tình hình COVID-19 nhấn mạnh nhu cầu về an ninh lương thực, không chỉ ở Singapore mà còn trên quy mô toàn cầu. Thật đau lòng khi thấy sữa dư thừa bị đổ đống vì lệnh phong tỏa toàn cầu” CEO của TurtleTree Labs CEO Fengru Lin cho biết.

Hai nhà đồng sáng lập TurtleTree Labs Max Rye (bên trái) và Fengru Lin (Ảnh: TurtleTree Labs)

Lin hiện đang vận hành startup công nghệ sinh học TurtleTree Labs trụ sở tại Singapore vốn sử dụng công nghệ dựa trên tế bào để chế tạo sữa. Công ty vừa mới huy động được 3,2 triệu đô la trong vòng gọi vốn hạt giống để đẩy nhanh các kế hoạch của mình.

Vòng này chứng kiến sự tham gia của các công ty đầu tư mạo hiểm Green Monday Ventures, KBW Ventures, CPT Capital, Artesian và New Luna Ventures, theo một công bố.

Thành lập chỉ mới năm ngoái, TurtleTree Labs tuyên bố là công ty công nghệ sinh học đầu tiên trên thế giới có thể tái tạo sữa thật từ tất cả các loài có vú bên trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, trọng tâm của công ty đặt vào sữa mẹ giá trị cao và sau đó là sữa bò.

Công ty cho hay họ đang có kế hoạch sử dụng các khoản quỹ mới để hỗ trợ đưa sản phẩm của mình đến gần với thương mại hóa. Hiện tại, startup này đang có nhóm chế biến sinh học nội bộ làm việc với các đối tác công nghiệp cho một cơ sở thí điểm.

“Các lò phản ứng sinh học mà chúng tôi đang làm việc là công nghệ đã được khẳng định cho phép chúng tôi nâng tuyến tính lên các lò phản ứng sinh học quy mô công nghệ 50.000 lít”, Lin cho biết.

Trong tương lai, công ty cho biết họ đang xem xét tiếp tục đẩy nhanh tăng trưởng bằng làm việc làm việc với các đối tác R&D và sản xuất toàn cầu.

Cụ thể với năm 2020, Lin cho hay nhóm đã nhắm mục tiêu tối ưu hóa một lò phản ứng sinh học chảy liên tục 5 lít vốn tạo ra sữa. “Chúng tôi có kế hoạch ký các hợp đồng chuyển giao đầu tiên vào giữa năm sau. Sau đó, chúng tôi sẽ làm việc với các đối tác ngành sữa để đồng phát triển sản phẩm cuối cho người tiêu dùng”, CEO Lin cho biết thêm.

Công ty vừa mới xây dựng đội ngũ để chế tạo thêm nhiều nguyên mẫu khi nhận được tiền tài trợ hạt giống đầu năm nay.

Nay startup đã sở hữu một nhóm hơn 20 kỹ sư và nhà khoa học làm việc toàn thời gian, cho phép công ty bắt đầu đàm phán cộng tác với một vài công ty sữa và dinh dưỡng trẻ em lớn

Giống như hầu hết các startup khác, TurtleTree Labs đã phải điều chỉnh và phát triển kế hoạch an toàn để đối phó với đại dịch. Công ty chi biết họ đã nhận được hỗ trợ từ chính phủ Singapore, cho họ sức bật tài chính để tiếp tục hoạt động giữa mùa dịch COVID-19.

Startup cũng xem xét sử dụng sự hỗ trợ này để tục thúc đẩy các kế hoạch của mình khi họ nhận thức được cách dại dịch nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh lương thực.

“Sáng tạo công nghệ thực phẩm ở châu Á đang quá chậm. Nếu tình hình biến đổi khí hậu đang xấu đi nhanh chóng vẫn chưa đủ để thuyết phục thế giới thì đại dịch chắc chắn đã dáng xuống gia đình sự cần kíp rằng chúng ta cần đại tu hệ thống thực phẩm vì sức khỏe công chúng, an toàn thực phẩm và an ninh lương thực”, David Yeung, nhà sáng lập của Green Monday Group cho biết.

Khi TurtleTree Labs thành lập hồi năm ngoái, các đồng sáng lập đã tự bỏ điển túi cho công ty khoảng 500.000 đô. Trước vòng hạt giống, TurtleTree Labs đã huy động được khoản tài trợ hạt giống chưa được tiết lộ từ Lever VC, KBW Ventures và K2 Global hồi tháng 1.

LH (TechinAsia)