Trung tâm Khoa học và Công nghệ Đồng Nai triển khai dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ

Nhãn hiệu được coi là một trong những tài sản vô hình lớn nhất của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau”. Vì vậy nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ chính là thứ gắn liền với uy tín, chất lượng, niềm tin khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hóa dịch vụ nếu không được đảm bảo dễ dẫn đến các tranh chấp, hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, mục đích xúc tiến trong kinh doanh không đạt được. Pháp luật đặt ra những yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi thực hiện kinh doanh các sản phẩm, đòi hỏi các chủ thể phải tuân thủ. Vì vậy việc đăng ký nhãn hiệu là điều hết sức cần thiết. Trung tâm Khoa học và công nghệ  thỏa thuận hợp tác với Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn và làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hay bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho khách hàng đảm bảo dịch vụ chuyên nghiệp và nhanh chóng.

Dưới đây là những thông tin bạn cần biết về việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền:

Tên thương mại Nhãn hiệu
Luật bảo vệ Luật doanh nghiệp & Luật sở hữu trí tuệ Luật sở hữu trí tuệ

 

Chức năng Là dấu hiệu để phân biệt các doanh nghiệp Là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ
Thành phần cấu tạo Từ ngữ, chữ số đọc được Từ ngữ, chữ số đọc được, hình ảnh, màu sắc
Phạm vi bảo hộ Trong một địa bàn, trên một lĩnh vực Trên toàn quốc
Thời hạn bảo hộ Không hạn chế 10 năm (có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm)

2. Phân nhóm sản phẩm, hàng hóa của nhãn hiệu

Phân nhóm nhãn hiệu đăng ký được dựa theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu (Bảng phân loại Ni-xơ) được cả thế giới áp dụng. Tất cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường có rất nhiều loại nhưng theo Bảng phân loại nhãn hiệu cũng chỉ có tất cả 45 nhóm. Trong đó, có 34 nhóm cho hàng hóa và 11 nhóm cho dịch vụ. Tại Việt Nam, tính phí đăng ký nhãn hiệu căn cứ theo nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu. Do đó, khách hàng càng đăng ký nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ sẽ càng tăng mức phí đăng ký.

3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

*Các loại giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN;

– Mẫu đơn đăng ký Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể;

– Mẫu nhãn hiệu (12 mẫu nhãn, kích thước không lớn hơn 80×80 mm);

– Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…)

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thỏa thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,…);

– Giấy uỷ quyền, nếu cần;

– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)

– Chứng từ nộp chi phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc quyền.

– Các tài liệu liên quan khác (nếu có)

* Thời gian làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Theo quy định, quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:

(i)               Thẩm định hình thức (1-2 tháng),

(ii)             Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);

(iii)          Thẩm định nội dung (9-12 tháng);

(iv)           Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

4. Quy trình của thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Trung tâm Khoa học và Công nghệ

Để giúp khách hàng nắm được quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu, dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa của Trung tâm Khoa học và công nghệ như sau:

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-15 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét hồ sơ.

Trung tâm Khoa học và Công nghệ sẽ tư vấn và đại diện cho khách hàng tiến hành mọi thủ tục liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam các dịch vụ chính trong lĩnh vực này bao gồm:

– Tiến hành các tra cứu liên quan đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá;

– Tư vấn về khả năng thực hiện dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá;

– Tư vấn về khả năng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá;

– Tư vấn thủ tục và chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm tại Việt Nam trước khi nộp đơn;

– Soạn thảo tất cả các biểu mẫu liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam để quý khách ký;

– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu tại VN;

– Theo dõi Đơn đã nộp và báo cáo định kỳ cho Quý khách về tình trạng của Đơn (tương ứng với từng giai đoạn thẩm định Đơn tại Việt Nam);

– Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn;

– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và bàn giao cho Quý khách khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

– Tư vấn và tiến hành các thủ tục gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hoá;

– Cập nhật ngày hiệu lực của giấy chứng nhận (GCN) đăng ký nhãn hiệu vào hệ thống dữ liệu của chúng tôi và sẽ nhắc nhở Quý khách gia hạn GCN đúng thời hạn.

Để yêu cầu dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ  – Hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

TRUNG TÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1597 Đường Phạm Văn Thuận, Phường Thống Nhất, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

Tel: 02513 825 565,

Fax: 02513 817350

Email: tkcdongnai@gmail.com