Người đưa dệt thổ cẩm của người Châu Mạ thành sản phẩm du lịch

Với mong muốn tạo việc làm ổn định và duy trì, phát triển nghề dệt truyền thống của quê hương, chị Ka`Điều xã Tà Lài (huyện Tân Phú) đã tìm tòi, sáng tạo nhằm phục dựng và tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phục vụ nhu cầu của khách du lịch đến địa phương.

Trang phục truyền thống bằng vải dệt thổ cẩm của phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh

Cùng với sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của bà con đồng bào dân tộc, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống cũng được tỉnh và địa phương quan tâm sâu sắc. Những năm gần đây, nghề dệt truyền thống của bà con dân tộc Mạ trên địa bàn huyện Tân Phú từng bước dần được khôi phục lại. Một số nghệ nhân người Mạ nắm giữ bí quyết dệt cổ xưa được trọng dụng và vận động để truyền dạy cho người trẻ, kết hợp sự tìm tòi, sáng tạo đã tạo ra nhiều sản phẩm dệt độc đáo được chuyên gia trong nước đánh giá cao trong đó phải kể đến dòng sản phẩm dệt thổ cẩm.

Cơ sở dệt tổ cẩm Tà Lài đã duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống  của dân tộc Mạ, giải quyết việc làm cho nhiều chị em phụ nữ dân tộc trên địa bàn. Tuy nhiên hiện nay, cơ sở vẫn khó khăn về vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và các kênh quảng bá sản phẩm ra thị trường. Hiện tại các nhà dệt nằm trong dân nên raỉ rác, phân tán; thiếu không gian bố trí thiết lập chuỗi sản xuất – giới thiệu – trưng bày quảng bá sản phẩm.

Theo chị Ka`Điều, thổ cẩm là một loại vải dệt thủ công, là sản phẩm của một số dân tộc ít người. Thổ cẩm giàu họa tiết đặc trưng vùng miền, được tạo ra bằng phương pháp dệt truyền thống. Các hoa văn họa tiết trên sản phẩm thổ cẩm thường nổi trên bề mặt vải giống như được thêu nhưng thực chất là được làm ran xay trong quá trình dệt vải. Vải thổ cẩm là sản phẩm đặc trưng của người dân tộc Mạ, S`Tiêng ở Tà Lài. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Châu Mạ khá đặc sắc từ việc trồng bông làm sợi se chỉ và nhuộm màu đều không sử dụng máy, nguồn nguyên liệu tự nhiên đã tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mang tính riêng biệt. Các sản phẩm được tạo từ vải dệt phục vụ sinh hoạt hàng ngày: vải tấm theo kích thước, áo quần, balo các loại, túi xách, ví, tranh treo tường, chăn đắp, móc khóa, khăn trải bàn và vải dùng làm nguyên liệu trang trí…,

Quy trình sản xuất các mặt hàng thổ cẩm truyền thống của người dân tộc Mạ phải trải qua rất nhiều khâu. Đầu tiên là trồng bông, chăm sóc và thu hoạch để có sợi bông chất lượng như ý. Quả bông sau khi được thu hoạch sẽ được các chị, các mẹ tách ra rồi sử dụng các dụng cụ bật cho sợi bông tơ và nhuyễn, thành dạng sợi bông thô. Bông bật xong được đưa vào dụng cụ cán để tạo mối liên kết giữa các sợi bông. Sau khi cán xong, bông được vò thành nắm nhỏ rồi dùng dụng cụ để kéo thành sợi dài. Thao tác này đòi hỏi sự khéo léo và nhuần nhuyễn của các đôi tay nghệ nhân bởi nếu không cẩn thận bông sẽ bị đứt và kích thước không đều. Sợi bông được kéo xong tiếp tục đưa vào xa kéo sợi để xe bông thành chỉ dệt. Khi quay xa phải đều tay, nhịp nhàng giữa tay xe sợi và tay quay xa, chỉ mới săn đều, sợi mới đủ độ dai để dễ dệt thành vải. Sau đó, sợi bông xe thành chỉ sẽ được cuộn thành các cuộn to. Ngoài ra, để tạo nên các tấm vải đa màu sắc, trước khi dệt, bà con dân tộc Mạ sẽ vào rừng hái các loại lá cây về nấu cho ra các màu sắc rồi nhúng sợi vào nước nhuộm màu, sau đó đem phơi khô. Mỗi loại cây có một màu sắc để có nhiều màu, chị em phụ nữ thường dùng nhiều loại cây khác nhau hoặc pha chế giữa các loại cây để có màu đặc trưng từ kinh nghiệm dân gian. Sợi bông sau khi được ngâm màu, phơi khô, đaảm bảo độ bền và săn chắc sẽ được mắc vào khung cửi dệt vải. Công đoạn dệt vải đòi hỏi sự khéo kéo của các đôi bàn tay người dệt, sự phối hợp nhịp nhàng, tinh tế, uyển chuyển thì mới tạo ra được sản phẩm sắc nét, hoa văn hài hòa, tinh xảo. Do đó, vải dệt thổ cẩm là kết tinh của những sáng tạo, tài trí con người trong hoạt động sản xuất là sự hài hòa giữa tự nhiên với con người, cây cỏ giữa vùng núi hoang sơ.

Sản phẩm tạo ra tư vải dệt thổ cẩm manh tính đặc trưng vùng miền, riêng biệt hoa văn sắc sảo, tinh tế do các nghệ nhân sáng tác. Hiện nay, vải thổ cẩm đang được đánh giá sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Tân Phú. Thời gian vừa qua, sản phẩm vải dệt thổ cẩm của người Châu Mạ cũn đã được hỗ trợ quảng bá trên nhiều kênh thông tin; xây dựng thương hiệu, tạo logo riêng; tích cực giới thiệu tại các sự kiện, sự kiện thương mại hội chợ, triển lãm…

Bên cạnh đó, nhà dệt có vị trí trọng điểm nằm trên vị trí có khả năng kết nối các tuyến đường giao thông (ngã ba cầu Tà Lài) vừa là điểm kết nối giữa 2 Làng Tà Lài và Bù Cháp, nơi tập trung khách tham quan du lịch vườn quốc gia Cát Tiên  và nhà văn hóa các dân tộc ấp 4. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi đưa sản phẩm dệt thổ cẩm tới người tiêu dùng, khách tham quan có nhu cầu. Sản phẩm đã từng bước phát triển ra thị trường trong khu vực.

Việc phát triển tốt sản phẩm dệt thổ cẩm chắc chắn sẽ góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt của của người dân Đồng Nai. Khôi phục và phát huy sản phẩm còn tạo ra sản phẩm chất lượng thân thiện môi trường (nguyên liệu tự nhiên) xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng cho khu vực Tà Lài – Tân Phú, xây dựng mối liên kết phát triển kinh tế cộng đồng bền vững giúp người dân trong khu vực giải pháp giảm nghèo, thoát nghèo mà vẫn bảo vệ được nền văn hóa truyền thống.

Đỗ Quyên