Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin: thách thức và cơ hội

Với ưu điểm là vốn đầu tư ít, khả năng quay vòng nhanh, phù hợp với xu thế công nghệ 4.0, rất nhiều startup đã chọn khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

Công ty TNHH Tin học Viễn Thông Tiến Phát (phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) – là một trong những doanh nghiệp khởi nghiệp thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đã chia sẻ về một số cơ hội và thách thức của startup công nghệ.

Khó khăn trong những ngày đầu khởi nghiệp

Công ty thành lập vào giữa năm 2016 – thời điểm thị trường công nghệ thông tin phát triển sôi động, nhu cầu sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và các dịch vụ liên quan tới máy tính rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, thuận lợi lớn nhất đối với startup đó chính là sự nhạy bén, nhanh nhạy khi phản ứng với các xu hướng dịch vụ. Tuy nhiên thời gian đầu mới thành lập, công ty cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức.  Việc xử lý giấy tờ thủ tục hành chính vẫn còn rất rườm rà, tốn kém. Thậm chí nhiều trường hợp vì hành lang pháp lý kém an toàn mà các startup rơi vào nhiều tình huống bế tắc. Các startup thường ít dành thời gian quan tâm, tìm hiểu đó là các quy định, quy phạm pháp luật, các chính sách bắt buộc phải tuân thủ và cả các ưu đãi cho ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Và kết quả là doanh nghiệp có thể bị phạt tiền, truy thu thuế hay không được hưởng các lợi thế kinh doanh từ các quy định của nhà nước.

Một khó khăn nữa khiến các doanh nghiệp startup thường gặp phải chính là công tác quản lý vận hành và định hướng chiến lược phát triển. Việc định giá cho sản phẩm dịch vụ là một áp lực nữa của startup khi hội nhập vào thị trường đầy cạnh tranh. Nguyên nhân này đến từ việc thiếu kinh nghiệm trong quản lý các nguồn lực của mình và chưa có chiến lược quản lý nội bộ phù hợp với hoạt động của công ty. Và các khoản kinh phí chưa được sử dụng hợp lý ví dụ như có thể tiết kiệm chi phí văn phòng, thuê nhân viên thường trực ở văn phòng, … có thể dành để đầu tư nhiều hơn vào việc nghiên cứu phát triển sản phẩm hay dành cho tiếp thị, truyền thông.

Ông Nguyễn Tần Cung Tiến – Founder công ty TNHH tin học viễn thông Tiến Phát

Mở rộng thị trường

Trải qua 5 năm hình thành và phát triển, công ty TNHH Tin học Viễn Thông Tiến Phát từng ngày khẳng định vị thế trên thị trường. Hiện nay công ty đang cung cấp các sản phẩm máy tính, máy in, camera, … và các dịch vụ hỗ trợ gồm thi công lăp đặt mới, sửa chữa hệ thống mạng LAN, dịch vụ sửa chữa máy tính, máy in, máy photo dichj vụ thi công lắp đặt hệ thống camera, …

Chia sẻ về định hướng phát triển công ty trong thời gian tới, ông Nguyễn Tần Cung Tiến – một trong những đồng sáng lập công ty cho biết: Công ty định hướng phát triển thêm mảng thiết bị điện thông minh (Smart Home) phục vụ nhu cầu tại các hộ gia đình, đẩy mạnh thêm mảng gia công phần mềm quản lý căn hộ và nhân sự, cùng với đó công ty tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, chú trọng vào việc đào tạo nhân tài thế hệ trẻ.

Ông Tiến chia sẻ thêm: tỉnh Đồng Nai, với lợi thế có nhiều khu công nghiệp và tiềm năng mở rộng quy mô đầu tư hạ tầng tại các huyện, thị trấn, thị trường dịch vụ công nghệ thông tin vẫn đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Song song đó là xu thế chuyển đổi sang việc quản lý kinh doanh, sản xuất theo công nghệ 4.0 đang mở ra nhiều tiềm năng cho mảng dịch vụ công nghệ thông tin. Với nhu cầu và mức sống không ngừng gia tăng, nhu cầu hạ tầng trang thiết bị gia đình thông minh có tiềm năng phát triển rất lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017 và triển khai Nghị định 39/2018/NĐ-CP để hướng dẫn. Đây là chính sách đặc biệt để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp startup và có tiềm năng tăng trưởng cao bằng cách cung cấp các khoản vay và ưu đãi thuế đặc biệt.Đó chính là những cơ hội để startup cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin để phát triển và mở rộng thị thường.

Bá Mạnh